Năng suất cao từ chuyến biển gần bờ

Cảng cá Thanh Hà (TP.Hội An) sôi động hẳn trong những ngày qua khi các tàu cá công suất nhỏ của ngư dân liên tiếp cập bờ bán hải sản.
Ngư dân Nguyễn Văn Đi (khối phố Phước Thịnh, phường Cửa Đại, TP.Hội An), chủ tàu cá QNa 93035 cho biết: “Tất thảy được 5 tạ cá, tổng cộng thu được 6 triệu đồng.
Trừ chi phí hết 1 triệu đồng, 5 anh em chia nhau được mỗi người 1 triệu đồng”.
Ông Đi cùng 4 anh em họ hàng góp vốn đóng được tàu cá QNa 93035 có công suất 90CV từ 6 năm nay, chuyên khai thác hải sản gần bờ bằng nghề lưới trủ.
Chuyến biển vừa qua của tàu cá QNa 93035 chỉ diễn ra trong một đêm với ngư trường khai thác cách vùng biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An) chừng 10 hải lý.
Ngư dân Quảng Nam bám biển quanh năm, sản xuất trong mùa biển động.
Cách cảng cá Thanh Hà không xa, bến cá Duy Hải ở huyện Duy Xuyên cũng nhộn nhịp vào những ngày này.
Nhiều ngư dân cho biết, bán hải sản càng sớm thì càng được giá.
“Ngư trường khai thác chủ yếu của tàu cá chúng tôi là vùng biển Cồn Cỏ (huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị).
Mấy anh em sản xuất ở đó rồi bán ngay sản phẩm cho các tàu thuyền làm rỗi (PV: các phương tiện chuyên mua hải sản trên biển rồi về bán lại ở bờ).
Cả tháng nay xa nhà nên anh em về đánh bắt hải sản gần bờ ở ngư trường Cù Lao Chàm.
Chừ bán cá xong thì neo đậu phương tiện ở khu vực Duy Hải, về thăm nhà rồi tranh thủ thời tiết thuận lợi lại ra khơi” - ông Trần Công Giúp (tổ 1, thôn Tân An, xã Bình Minh, Thăng Bình) - chủ tàu cá QNa 94024 có công suất 120CV theo nghề lưới trủ cho biết.
Tại làng biển Bình Minh, ông Trương Công Ba (tổ 14, thôn Hà Bình, xã Bình Minh) lại khấm khá nhờ cào nghêu biển.
Ông Ba kể, cứ hễ biển yên là đi cào nghêu ở vùng biển ven bờ từ 5 gờ sáng cho đến 12 giờ trưa trên phương tiện QNa 04156 có công suất chỉ 20CV.
Tính trung bình, mỗi ngày thu được cỡ 30kg nghêu, bán được khoảng 1 triệu đồng, trừ chi phí, thu được 500 nghìn đồng.
“Cao điểm của nghề cào nghêu là từ tháng 3 đến tháng 9.
Mình cứ tranh thủ thời gian, chỉ cần sóng không quá lớn là cào được nghêu biển.
Mùa này ít người theo nghề nên cào được nghêu lớn.
Với mỗi ký nghêu cỡ 7 - 10 con thì bán được giá khoảng 60 - 70 nghìn đồng/kg, gấp đôi so với cỡ 20 - 30 con/kg nên thu nhập ổn định hơn”.
Với quyết tâm bám biển quanh năm, ông Ba đã theo học nghề lưới cá hố từ 5 năm trở lại đây, để chuyển nghề khi không thể cào nghêu trong điều kiện gió mạnh.
Với chuyến biển từ đêm tới sáng, ông Ba thu được cỡ vài chục đến 1 tạ cá hố.
Thành quả đó đem lại cho gia đình ông Ba hơn 1 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Nói là lưới cá hố nhưng nhiều khi ông Ba lại trúng đậm cá khoai.
Loại hải sản này cũng được giá.
“Mùa nào thức nấy, biển tương đối yên thì tôi đi cào nghêu.
Hễ sóng cỡ cấp 5, cấp 6 thì tôi theo nghề lưới cá hố.
Biển cả không bao giờ “nghoảnh mặt” với những ngư dân cần cù” - ông Ba đúc kết.
Có thể bạn quan tâm

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

Cuộc họp triển khai công tác phòng, chống hạn hán và xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 khu vực Trung bộ tổ chức tại TP.Phan Thiết mới đây xoay quanh 2 nội dung. Đó là phản ánh tình trạng thiếu nước tại các công trình thủy lợi trên toàn miền Trung trong diễn biến của hiện tượng El Nino và đốc thúc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây trồng cạn.