Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác
Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.
Đây là kết quả của chủ trương “sáng tạo” của tỉnh đó là hỗ trợ Ciment để tạo đà cho các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đến “nội lực” từ nhân dân. Đến nay, có một số địa phương đã đạt từ 13 tiêu chí NTM trở lên...
Cân phân mà nói, huy động nguồn lực đã khó nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đã có lại càng khó hơn. Cụ thể là toàn tỉnh hiện có 47 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và ngành nghề, trên 820 tổ hợp tác giản đơn. Đây chính là một trong những nguồn lực để xây dựng NTM.
Bởi lẽ qua thực tiễn đã chứng minh chỉ có thông qua mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thì mới có thể huy động được nguồn lực tập trung từ nguồn vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
Thực tế trong các năm qua nhiều HTX nông nghiệp đã củng cố và hoạt động khá hiệu quả, từng bước khẳng định được vai trò “chủ lực” trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo hướng làm ăn mới, tạo được mối liên kết với các Tổ hợp tác và các doanh nghiệp để hình thành các liên minh sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như nho, táo, tỏi, rau sạch, dê, cừu... Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức về vốn, năng lực của cán bộ HTX còn yếu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường...
Đó là chưa kể đến trách nhiệm chưa cao của nhiều nông hộ là thành viên HTX, còn ỷ lại và thiếu tinh thần xây dựng để HTX phát triển. Mặt khác, đây đó vẫn có địa phương chưa chú trọng đến tổ chức kinh tế hợp tác này mà lẽ ra phải tập trung đầu tư xây dựng, để vừa đáp ứng đúng, đủ theo quy định của bộ tiêu chí xây dựng NTM, quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế tại địa phương...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác nói chung là bài toán không dễ tìm ra đáp án trong một sớm, một chiều nhất là khi còn khá nhiều sản phẩm nông nghiệp trong cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn bấp bênh do “đầu ra” thiếu ổn định.
Thế nhưng nếu có phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể, được đồng thuận cao của các thành viên và đặc biệt là Nhà nước cần sớm có chính sách cho các HTX, Tổ hợp tác... vay vốn để tạ thêm điều kiện đầu tư sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá thành hạ... để tiếp cận, cạnh tranh trên thị trường.
Không những vậy, nếu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, cộng với sự năng động, am hiểu ngành nghề, thị trường... của người đứng đầu HTX, Tổ hợp tác thì việc tạo nên hiệu quả không phải là quá khó.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 27/3, ông Lê Đức Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thanh Hóa cho biết, Chi cục vừa phối hợp với Bộ đội Biên phòng Hải đội 2, Thanh tra Sở NN-PTNT bắt giữ 3 tàu đánh bắt cá trái phép trên vùng biển Thanh Hóa.
Theo Ban Quản lý Dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, đơn vị sẽ hỗ trợ các Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu thực hiện các mô hình nâng cao thu nhập từ nuôi Artermia với nguồn ngân sách ước tính hơn 2 tỷ 476 triệu đồng; trong đó, ngân sách tài trợ hơn 1,2 tỷ đồng và ngân sách đối ứng hơn 1,270 tỷ đồng.
Sáng 26.3, tại thôn Mỹ Đức, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân (Bình Định), Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Phú Hưng tổ chức lễ động thổ khởi công xây dựng trại chăn nuôi heo công nghiệp - công nghệ cao.
Chúng tôi gặp anh Lê Ngọc Anh 62 tuổi ở thôn Thuận Hòa (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang bận rộn với công việc thu hoạch mủ trôm. Vườn trôm 400 cây chủ động bơm tưới đang vào thời kỳ cho mủ.
Hiện nay, hồ tiêu tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang được mùa, được giá. Người dân đang có xu hướng phá bỏ các diện tích sản xuất kém hiệu quả để trồng tiêu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi ồ ạt có thể tiềm ẩn những hậu quả khác…