Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Kinh Tế Hợp Tác

Có thể nói từ năm 2013 trở lại đây phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh mới thực sự được đẩy nhanh “tiến độ” thực hiện, đặc biệt là “cứng hóa” đường giao thông nội đồng, thôn xóm được làm khá đồng bộ, qua đó, đã tạo nên “bề nổi” cho nhiều vùng nông thôn.
Đây là kết quả của chủ trương “sáng tạo” của tỉnh đó là hỗ trợ Ciment để tạo đà cho các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực từ doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đến “nội lực” từ nhân dân. Đến nay, có một số địa phương đã đạt từ 13 tiêu chí NTM trở lên...
Cân phân mà nói, huy động nguồn lực đã khó nhưng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đã có lại càng khó hơn. Cụ thể là toàn tỉnh hiện có 47 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và ngành nghề, trên 820 tổ hợp tác giản đơn. Đây chính là một trong những nguồn lực để xây dựng NTM.
Bởi lẽ qua thực tiễn đã chứng minh chỉ có thông qua mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn thì mới có thể huy động được nguồn lực tập trung từ nguồn vốn, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm...
Thực tế trong các năm qua nhiều HTX nông nghiệp đã củng cố và hoạt động khá hiệu quả, từng bước khẳng định được vai trò “chủ lực” trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn theo hướng làm ăn mới, tạo được mối liên kết với các Tổ hợp tác và các doanh nghiệp để hình thành các liên minh sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc thù của tỉnh như nho, táo, tỏi, rau sạch, dê, cừu... Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức về vốn, năng lực của cán bộ HTX còn yếu, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường...
Đó là chưa kể đến trách nhiệm chưa cao của nhiều nông hộ là thành viên HTX, còn ỷ lại và thiếu tinh thần xây dựng để HTX phát triển. Mặt khác, đây đó vẫn có địa phương chưa chú trọng đến tổ chức kinh tế hợp tác này mà lẽ ra phải tập trung đầu tư xây dựng, để vừa đáp ứng đúng, đủ theo quy định của bộ tiêu chí xây dựng NTM, quan trọng hơn là góp phần phát triển kinh tế tại địa phương...
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế hợp tác nói chung là bài toán không dễ tìm ra đáp án trong một sớm, một chiều nhất là khi còn khá nhiều sản phẩm nông nghiệp trong cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn bấp bênh do “đầu ra” thiếu ổn định.
Thế nhưng nếu có phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể, được đồng thuận cao của các thành viên và đặc biệt là Nhà nước cần sớm có chính sách cho các HTX, Tổ hợp tác... vay vốn để tạ thêm điều kiện đầu tư sản xuất những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giá thành hạ... để tiếp cận, cạnh tranh trên thị trường.
Không những vậy, nếu cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức, cộng với sự năng động, am hiểu ngành nghề, thị trường... của người đứng đầu HTX, Tổ hợp tác thì việc tạo nên hiệu quả không phải là quá khó.
Related news

Trung tâm được xây dựng trên diện tích 4 ha, với tổng kinh phí giai đoạn một là hơn 30 tỉ đồng. Ở giai đoạn này, Syngenta sẽ chủ yếu nhập khẩu nguồn gen lúa từ các trung tâm của tập đoàn trên thế giới để lai tạo bằng phương pháp truyền thống, đồng thời đầu tư trang thiết bị nghiên cứu. Dự kiến, đến năm 2017, Syngenta sẽ cho ra thị trường hai đến ba giống lúa lai chất lượng và năng suất cao.

Sản xuất rau an toàn đã trở thành nhu cầu bức thiết trong xã hội. Ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cộng đồng, rau an toàn còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Chính vì vậy, khai thác thiên địch tự nhiên (sử dụng tài nguyên côn trùng) để phòng chống sâu hại hiệu quả là một xu hướng mới đã được giới thiệu đến các nhà vườn trồng rau tại BR-VT.

Nhiều bạn đọc ở nước ngoài như: New Zeland, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Mỹ… cho biết ở bên đó thanh long Việt Nam bán giá 5 – 6 USD/quả bằng nắm tay, đắt quá, thèm mà chẳng dám ăn. Mong Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, để nông dân đỡ khổ.

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn đánh giá của Hiệp hội thịt và vật nuôi Australia (MLA) cho biết kể từ năm tài chính 2011-2012, xuất khẩu gia súc sống từ Australia sang Việt Nam đã tăng gần 90 lần.

Hiện nay, trên các trà lúa mùa của huyện đang xuất hiện bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn và ốc bươu vàng gây hại với tổng diện tích gần 340 ha, trong đó, hơn 60 ha bị ốc bươu vàng gây hại với mật độ hơn 20 con/m2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đang chỉ đạo nông dân thường xuyên bám sát đồng ruộng để phát hiện các loại sâu bệnh, phòng trừ kịp thời.