Hương thơm Kinh Bắc bay lên Yên Bái
Từ vùng đất quan họ, Hương thơm Kinh Bắc đã lấn sân sang đồng đất của nhiều địa phương ngoài tỉnh và dự báo trở thành giống lúa "hot" trong thời gian tới.
Trên quê hương di sản quan họ
Với tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh đến chóng mặt, diện tích đất nông nghiệp của Bắc Ninh ngày càng bị thu hẹp.
Phát triển SX nông nghiệp nói chung, SX lúa nói riêng theo hướng thâm canh, hàng hóa chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, phù hợp với thị trường, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình trở thành vấn đề hết sức quan trọng.
Để tiếp tục tìm kiếm những giống lúa có năng suất, chất lượng phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh, vụ mùa năm 2015, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bắc Ninh phối hợp với Cty CP Giống cây trồng Bắc Ninh, Trạm Khuyến nông huyện Gia Bình, TX Từ Sơn và TP Bắc Ninh đã xây dựng mô hình SX giống lúa chất lượng Hương thơm Kinh Bắc, tổng diện tích 15 ha.
Trong điều kiện diễn biến thời tiết phức tạp, có những đợt nắng nóng xen kẽ mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh hại phát triển như sâu cuốn lá, bạc lá, đốm sọc vi khuẩn…Nhiều giống lúa sức chống chịu kém đã "gục ngã" trước sâu bệnh, giảm năng suất thậm chí thất thu nặng.
Tuy nhiên, theo kết quả theo dõi, đánh giá của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bắc Ninh, Hương thơm Kinh Bắc là giống lúa cảm ôn nên không mẫn cảm nhiều với những xáo trộn thời tiết.
Giống có bộ lá khỏe, màu xanh sáng, lá đòng trung bình và xanh bền (thời điểm lúa chín bộ lá vẫn xanh), có khả năng chống đổ, chống chịu sâu bệnh tốt, chỉ bị nhiễm nhẹ đạo ôn.
Đặc biệt, lúa cứng cây, bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh sớm và khá, thời gian trỗ tập trung từ 3- 5 ngày.
Mỗi khóm có khoảng 4,8 dảnh hữu hiệu, bông dầy, hạt xếp sít, số hạt chắc/bông bình quân 163 hạt (khá cao so với giống đối chứng Khang dân 18 là 152 hạt), dự kiến năng suất thực thu đạt 63 tạ/ha, cao hơn năng suất Khang dân 18 khoảng 30 kg/sào.
Tuy nhiên năng suất mới chỉ là một điểm mạnh, bởi nông dân hiện nay đòi hỏi ở mỗi giống lúa phải hội đủ cả 2 yếu tố, năng suất cao nhưng cần ngon cơm. Hạt thóc Hương thơm Kinh Bắc vàng sáng, có dạng bầu dục, mười hạt như mười (tương tự một số giống lúa nếp như N97, N87), gạo trong, có mùi thơm nhẹ.
Từ kết quả khá ấn tượng đạt được tại các mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bắc Ninh đề nghị Cty đang sở hữu giống Hương thơm Kinh Bắc tiếp tục khảo nghiệm ở những vụ tiếp theo, nhằm có cơ sở vững chắc để khuyến cáo nông dân các địa phương khác ứng dụng.
“Làm duyên” trên đất khách
Không chỉ nổi bật ở “sân nhà”, Hương thơm Kinh Bắc còn thử sức ở “đất khách” tại xã Thanh Lương, nằm trong vùng cánh đồng Mường Lò của huyện Văn Chấn (Yên Bái).
Những năm qua, địa phương này luôn chú trọng tới việc phát triển cây 3 vụ.
Vì thế, nhất định phải tìm những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng gạo ngon và năng suất cao.
Khi được đưa vào đồng đất Thanh Lương trong vụ mùa 2015, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh khá, số nhánh đẻ trung bình đạt 8 nhánh/khóm, bông dầy, dao động từ 220 – 230 hạt/bông, cá biệt có bông đạt 270 hạt (khá cao so với các giống lúa chất lượng).
Năng suất bình quân đạt khoảng 60 – 70 tạ/ha.
Giống có dạng hình cây cao, các đốt thân dài, đặc biệt thời gian sinh trưởng ở vụ mùa của Hương thơm Kinh Bắc ngắn, khoảng 97 – 99 ngày, ngắn hơn so với đối chứng HT1 là 9 ngày.
Còn tại Lục Yên (Yên Bái), qua một vụ trồng thử nghiệm giống Hương thơm Kinh Bắc, Trạm Khuyến nông huyện cho biết, người dân thâm canh 1 sào giống lúa Hương thơm Kinh Bắc tính, đầu tư 1.222.500 đồng, thu 1.650.000 đồng, thực lãi 427.500 đồng.
Mặc dù só hạt/bông đạt mức khá (dao động từ 180 – 190 hạt), tuy nhiên thời gian lúa trỗ bông, phơi màu gặp thời tiết bất thuận có mưa kéo dài, nên tỷ lệ lép cao (19%), vì thế chưa thể hiện hết được tiềm năng năng suất.
Dự kiến năng suất đạt khoảng 220 kg/sào.
Có thể bạn quan tâm
So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.
Ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL cho biết, hiện nông dân trong khu vực đang vào vụ sản xuất lúa nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đang mang lại rất nhiều nỗi lo cho nông dân trong vùng.
Liên kết khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) là mô hình mới do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn KNVCS đều phàn nàn bởi khối lượng công việc quá lớn, song mức phụ cấp thấp; chỉ đủ tiền xăng xe hàng tháng nên họ không mặn mà.
Tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.