Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nấm Linh Chi Made In Huế

Nấm Linh Chi Made In Huế
Ngày đăng: 22/01/2014

Nấm linh chi lâu nay được người dân ví như một trong những loại thảo dược quý nên đang là sản phẩm “hot” trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang đã tận dụng mùn cưa để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu nấm linh chi “Made in Huế”.

Là DN chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, lâu nay DN luôn trăn trở và tìm hướng giải quyết lượng mùn cưa phế thải nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Bởi, trung bình mỗi năm DN thải ra hàng trăm tấn mùn cưa ra môi trường, nếu không sử dụng các biện pháp tiêu hủy thì lượng mùn cưa đó rất nguy hại đến môi trường.

Năm 2011, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang đầu tư trên 2 tỷ đồng xây dựng xưởng sản xuất nấm linh chi và nấm sò tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu. Đặc biệt, mùn cưa lại là nguyên liệu chính để sản xuất nấm linh chi nên đây chính là giải pháp vừa giúp DN giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm mới tăng thu nhập.

Quy trình sản xuất nấm linh chi được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau. Tính đến nay, DN sản xuất khoảng 100 ngàn bịch nấm linh chi, mỗi mùa thu hoạch từ 5-6 tấn nấm, doanh thu đạt khoảng 2 tỷ đồng. Mặt khác, sau khi nấm linh chi thu hoạch, đơn vị tận dụng lượng mùn cưa cũ này để sản xuất nấm sò phục vụ các siêu thị và hệ thống chợ trên địa bàn TP Huế. Theo đó, mỗi năm DN sản xuất 60.000 bịch nấm sò, doanh thu đạt khoảng 700 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 40 lao động. Quy trình sản xuất các loại nấm này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho DN mà còn giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường từ các nhà máy chế biến gỗ.

Ông Trương Thanh Dũng, Trưởng phòng Tổ chức Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang cho biết: “Mặc dù sản phẩm sản xuất chưa lâu song nhu cầu tiêu thụ khá lớn, sản phẩm làm ra không đủ để cung ứng cho các tỉnh, TP trong cả nước. Năm 2014, công ty sẽ mở rộng xưởng sản xuất, đầu tư hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến để sản xuất thêm số lượng, nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt là cung ứng cho người dân Huế”.

Nấm linh chi đang là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng nên nhiều DN, cơ sở đang chuyển hướng sản xuất. Hiện, trên địa bàn có một vài cơ sở chuyên sản xuất nấm linh chi ở huyện Phú Vang, Nam Đông và TP Huế. Qua tìm hiểu, nấm được sản xuất theo quy trình công nghệ sạch nên trong quá trình sản xuất, môi trường xung quanh phải được vệ sinh sạch sẽ đảm bảo cho quá trình phát triển của nấm. Ngoài ra, việc sản xuất nấm linh chi và nấm sò đã tiêu thụ một lượng lớn mùn cưa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, một vấn đề đang đặt ra hiện nay và vẫn chưa có lời giải một cách dứt điểm.

Sản xuất sạch đang ngày càng được chú trọng thực hiện và nhân rộng để góp phần mang lại môi trường sống cho con người ngày càng thân thiện hơn. Việc sử dụng các phế phẩm phế thải để sản xuất những sản phẩm sạch cần được khuyến khích phát triển. Mô hình trồng nấm linh chi, nấm sò qua thực tiễn cho thấy không chỉ tăng hiệu quả kinh tế mà còn rất hữu dụng cho một môi trường sống tốt và an toàn.


Có thể bạn quan tâm

Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

05/03/2013
Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang Vào Mùa Đánh Bắt Cá Bông Lau Trên Sông Vàm Nao Ở An Giang

Ấp Bình Thới và Bình Thiện (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú - An Giang) hiện có gần 20 hộ làm nghề đánh bắt cá bông lau. Chị Bùi Thị Dành (ngụ ấp Bình Thới), có hơn 30 năm trong nghề đánh bắt cá bông lau cho biết, hiện trên sông Vàm Nao, người dân đánh bắt cá bông lau bằng cách dùng lưới đăng (hay còn gọi là lưới ngầm) và lưới thả dùng đánh bắt vào ban đêm. Từ đầu mùa đánh bắt đến nay, chị Dành đã bắt được 9 con cá bông lau, mỗi con nặng từ 3 - 8kg; giá bán cho thương lái thời điểm đầu mùa từ 160 - 180 ngàn đồng/kg, còn hiện tại khoảng 120 ngàn đồng/kg.

07/03/2013
Nông Dân Méo Mặt Vì Nông Dân Méo Mặt Vì "Bệnh Lạ" Trên Cây Bắp Ở Nghĩa Hành (Quảng Ngãi)

Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị "bệnh lạ" tấn công khiến cho cây bắp không phát triển. Nhiều hộ nông dân đang đứng trước nguy cơ mất trắng một mùa vụ trồng bắp.

07/03/2013
Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn.

08/03/2013
Làm Nông Nghiệp Thu 1 Tỷ Đồng/năm Làm Nông Nghiệp Thu 1 Tỷ Đồng/năm

Ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn – Bắc Giang) ai cũng biết gia đình anh Đặng Văn Tiến, vợ là Nguyễn Thu Hà là đôi vợ chồng trẻ làm kinh tế giỏi. Chỉ tính nguồn thu từ cam đường Canh, bưởi Diễn và vải thiều, năm nay, gia đình anh Tiến đã được hơn 1 tỷ đồng…

23/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.