Cá Chình Trắng Xuất Hiện Dày Ở Đập Tam Giang
Do thời tiết lạnh và mực nước trên sông Cái tại đập Tam Giang (Tuy An - Phú Yên) lên xuống bất thường liên tục nên trong những ngày vừa qua cá chình trắng xuất hiện dày tại đây. Những đêm vừa qua, có khoảng 180 người ở 2 xã An Thạch và An Dân tham gia khai thác cá chình trắng, mỗi đêm bắt được từ 15.000 đến 18.000 con.
Cá chình giống đầu vụ được bán với giá khá cao, từ 3.000 đến 3.200 đồng/con, gấp 3 lần so với giá bán vào thời điểm này năm trước nên người tham gia khai thác chình có nguồn thu nhập đáng kể.
Cá chình trắng là giống cá chình bông (chình hoa) có giá trị kinh tế cao và được nuôi thương phẩm phổ biến tại các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định và Phú Yên. Do đó, vào thời điểm này, dù lượng cá chình giống khai thác được tại đây tương đối lớn nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Người dân ởđây cho biết, thời gian khai thác cá chình giống tại đập Tam Giang có thể kéo dài đến tháng 3/2014.
Có thể bạn quan tâm
Làm thế nào để nâng cao năng suất cây lúa trên cùng một diện tích trồng luôn là nỗi lo của người nông dân.
UBND tỉnh Phú Yên vừa có kế hoạch triển khai đề án Đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây trồng, giai đoạn 2015 - 2020 tại tỉnh.
Để cây mì sinh trưởng tốt, cho nhiều củ, ông Ngọc tìm hiểu các kỹ thuật trồng mì hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu khuyến nông, tài liệu kỹ thuật.
Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre) hiện có 5.200ha hoa màu đang ổn định và phát triển. Nông dân trồng hoa màu theo hướng an toàn nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và môi trường.
Huyện Phú Thiện (Gia Lai) có tổng diện tích cây trồng hàng năm hơn 24.000 ha. Trong đó, cây trồng chủ lực như lúa nước hơn 13.000 ha, mía gần 4.000 ha, mì 1.000 ha, bắp lai hơn 3.000 ha, đậu các loại 900 ha...