Người Đưa Ếch Về Bản Xa Phó

Anh là Tải Văn Lý, dân tộc Xa Phó, ở xã Tân Bắc, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Với mô hình nuôi ếch, từ nghèo khó giờ đây anh Lý thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Trong một chuyến công tác lên Bắc Quang, tôi được anh Phạm Trung – Bí thư Huyện đoàn dẫn đến thăm mô hình nuôi ếch của anh Lý. Dẫn chúng tôi đi tham quan các bể nuôi ếch, anh Lý kể: Xem ti vi, đọc sách báo, anh đã bị thuyết phục bởi mô hình nuôi ếch. Theo các địa chỉ trên báo, anh lặn lội về tận Sơn La, rồi xuống Thái Bình, tìm đến các mô hình nuôi ếch tiêu biểu để học hỏi kinh nghiệm.
Năm 2012, trở về quê với vốn kiến thức học được anh mạnh dạn vay vốn, xây bể nuôi lứa ếch đầu tiên. Do ít vốn nên anh chỉ nuôi được 2.000 con, vừa làm vừa học hỏi, nhờ chăn nuôi đúng khoa học nên ngay năm đầu tiên anh đã có lãi 3-4 chục triệu đồng. Thấy hiệu quả, năm 2013 anh phát triển mô hình lên 6 bể nuôi, với lượng ếch thịt là trên 6.000 con.
Anh Lý cho biết: “Nuôi ếch rất lãi, mỗi ngày chỉ mất khoảng hơn 1 giờ cho ếch ăn (ngày 3 bữa), thay nước trong bể. Vốn đầu tư ban đầu không lớn, giá ếch thịt lại cao. Ếch thịt nuôi 3 tháng là được bán, từ khi nuôi hầu như tôi chưa gặp dịch bệnh”.
Năm 2013, anh nuôi 6.000 con ếch thịt, thu về trên 60 triệu đồng, chưa kể 30 triệu đồng bán ếch giống. Anh Lý cho biết, ếch thương phẩm rất dễ bán, chủ yếu cung cấp cho các cửa hàng ăn lớn trên huyện, nhiều lúc cháy hàng.
Từ thành công bước đầu của mình, anh đã chia sẻ, hướng dẫn nhiều thanh niên trong xã cùng làm. Anh Phạm Trung cho hay, Lý đang có dự định mở rộng trang trại nuôi ếch, Huyện đoàn sẽ tạo điều kiện cho anh vay vốn để thực hiện ước mơ của mình.
Có thể bạn quan tâm

Cách đây gần 2 năm, Đồng Nai đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn ở một vài địa phương, kết quả mang lại khá tốt. Thế nhưng, khi chính sách hỗ trợ rút đi thì người dân lại khó duy trì cánh đồng mẫu lớn.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là một trong những lời giải bài toán lợi nhuận bền vững của người nông dân. Tuy nhiên, bài toán lợi nhuận ấy cũng chưa thật sự hoàn thiện đối với nông dân Cà Mau, đặc biệt trong vấn đề hệ thống thuỷ lợi và đầu ra cho sản phẩm…

Gần 1 tháng nay, tôm hùm ở các ao nuôi trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) xuất hiện chứng bệnh lạ, vỏ tôm chuyển sang màu nho và phát triển rất chậm, mang của tôm bị thối và tôm chết, người nuôi gọi là bệnh mục mang. Hiện nay, người nuôi chưa có cách điều trị hiệu quả, nên số tôm chết ngày một tăng.

Ngư dân Nguyễn Tuấn, tổ dân phố Khánh Cam 1, phường Ba Ngòi (TP Cam Ranh), một người nuôi cá chẽm ở khu vực Trà Long 1 cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá chẽm thương phẩm rớt thê thảm, hiện chỉ còn từ 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với năm ngoái khiến người nuôi thua lỗ.