Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Bán Chăn Thả

Ngày 18/12, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả mô hình chăn nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn.
Mô hình được triển khai từ tháng 8/2013 tại xã Kim Bình và Bắc Sơn với 120 hộ tham gia. Tổng số gà hỗ trợ là 5.400 con lai Đông Tảo, tương đương 2.700 kg. 100% hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà. Ngoài ra, các hộ được hỗ trợ thức ăn cho gà trong giai đoạn cúm và 1 liều vắc xin/con.
Sau 4 tháng triển khai, trọng lượng gà bình quân là 1,7 kg/con, tổng sản lượng bán ra là 8.755 kg, với giá bán 80.000 đồng/kg, giá trị thu được là 700.400.000 đồng. Trừ chi phí thức ăn và công lao động, giá trị thu được là hơn 161 triệu đồng. Lãi trung bình thu được 1 con gà sau 4 tháng chăn nuôi là 31.447 đồng.
Sau khi thảo luận, rút ra những vấn đề còn tồn tại, hội nghị kết luận mô hình nuôi gà bán chăn thả tại xã Kim Bình và Bắc Sơn đã thu được kết quả khả quan và trong những năm tới, mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo tiếp tục nhân rộng đến các hộ dân khác trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2009, HTX thủy sản Rạng Đông (xã Thới Thuận - Bình Đại) xây dựng thành công thương hiệu nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn MSC (do Hội đồng Biển quốc tế chứng nhận). Không chỉ cả nước mà cả khu vực chỉ có con nghêu Bến Tre được tổ chức này công nhận. Đây là vinh dự lớn, mở ra nhiều cơ hội để con nghêu của HTX nói riêng, nghêu Bến Tre nói chung vươn xa hơn.

Hiện nay 2 trại này đang sản xuất thử nghiệm, gồm trại sản xuất tôm giống Hoàng Thái, xã Hàng Vịnh và Công ty sản xuất tôm giống Thảo Nguyên, xã Hàm Rồng.

Gần 20 năm nay, gia đình ông Phan Xuân Đức, ở đội 7, xã Đông Minh (Đông Sơn - Thanh Hóa) liên tục chăn nuôi có lãi, bởi ông có nhiều kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm nên trải qua bao đợt dịch bệnh lớn, đàn gia cầm của gia đình ông vẫn an toàn... Với quy mô chăn nuôi gia trại gần 1.000 vịt sinh sản và 300 gà thịt..., mỗi năm thu nhập mang lại cho gia đình hàng chục triệu đồng.

Giá nấm rơm tăng do nguồn cung năm nay ít mà nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu chính làm nấm là rơm ngày một hiếm do bà con đa phần thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp và đốt rơm tại ruộng, từ đó, số hộ theo nghề trồng nấm rơm cũng ít dần.

Gần 4 tháng qua, trên địa bàn huyện Sông Hinh (Phú Yên) không có mưa, thời tiết hanh khô kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong đó thiệt hại nặng nhất là các loại cây trồng cạn, đặc biệt là sắn và mía - 2 cây trồng chủ lực của huyện.