Mùa vịt thả đồng
Công việc này vừa mang lại nhiều hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân, vừa giúp chất lượng vịt thương phẩm tốt hơn, năng suất trứng cũng cao hơn.
Chăn vịt thả đồng ở bờ kênh tiêu suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu).
Đi khắp các nẻo đường, trên bờ kênh còn đầy ắp nước, bên cạnh những chiếc máy gặt đập liên hợp thấp thoáng ở cánh đồng lúa vàng là những đàn vịt đồng đang chộn rộn tìm những hạt thóc còn sót lại trên đồng.
Thỉnh thoảng chúng tranh giành nhau những con cua, con ốc, nhái vừa được phát hiện trong bụi rạ hoặc dưới hang sâu trong bờ ruộng.
Tại khu vực Suối Ông Hùng (xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu), một người người đàn ông trạc 30 tuổi đang chăm nom đàn vịt cho biết, đàn vịt này mới vừa đưa lên từ tỉnh Long An, vì ở trên này đang vào mùa lúa chín, có nhiều thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho vịt.
Khi ở cánh đồng này hết thức ăn, chủ sẽ di chuyển đàn vịt sang cánh đồng khác để tìm nguồn thức ăn mới.
Ông Nguyễn Văn Mấy- Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh cho biết: Hầu hết những đàn vịt thả đồng vào mùa thu hoạch lúa từ miền Tây đưa lên là vịt đẻ lấy trứng.
Nhờ nguồn dinh dưỡng (lúa, cua, ốc, cá đồng...) bổ sung cho đàn vịt, người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn, nâng cao được chất lượng của trứng vịt, hiệu quả kinh tế thu được sẽ cao hơn.
Ông Mấy cũng cho biết thêm, trước đây những đàn vịt thả đồng nhập tỉnh đều được cán bộ thú y các huyện, thành phố kiểm tra chặt chẽm cấp giấy chứng nhận tiêm phòng và sổ theo dõi quá trình chăn nuôi.
Nhưng qua thời gian kiểm lại thì hầu hết sổ sách đã bị mất hoặc hư hỏng, do họ thường xuyên phải chạy đồng, trong điều kiện nay đây mai đó, mưa gió thất thường.
Vì vậy, điều đáng lo là hầu hết những đàn vịt được thả rông trên những cánh đồng rộng lớn hiện nay trong tỉnh, ngành Thú y rất khó kiểm soát về an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).
Trước đây, 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) nổi tiếng là vùng nuôi tôm công nghiệp khá hiệu quả. Song do nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh, nhiều “đại gia” nuôi tôm đã trắng tay. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua nuôi tôm quảng canh nhưng thu nhập không cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.
Đến hẹn lại lên, các xã trồng na tại huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) lại có dịp so tài. Tại hội thi na hàng năm do UBND huyện phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở KH&CN tổ chức. Hội thi là nơi các hộ trồng na ở huyện giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức cũng như giới thiệu sản phẩm của mình. Lần thứ 3 tổ chức, hội thi năm 2013 tiếp tục tạo được sự hấp dẫn, lôi cuốn với sự tranh tài của 10 đội thi đến từ 7 xã, thị trấn trồng na trong huyện.
Nằm trong vùng "sừng hươu" của hồ Dầu Tiếng, xã Suối Dây (Tân Châu, Tây Ninh) từ lâu đã được coi là xã nghèo vì đường sá xa xôi, cách trở. Thế nhưng vài năm trở lại đây, nhờ cây sắn, đời sống cộng đồng người Chăm ở đây đã trở nên khấm khá hơn rất nhiều.