Vicofa hỗ trợ hơn 7 tỷ đồng đầu tư cây giống phục vụ tái canh cà phê
Quang cảnh Hội nghị
Từ niên vụ 2011 - 2012 đến nay, Vicofa đã hỗ trợ gần 20 tấn hạt và 564.700 cây cà phê giống cho 5 tỉnh Tây Nguyên, tổng giá trị hơn 7 tỷ đồng.
Cụ thể, tỉnh Đắk Lắk 6,2 tấn hạt, 110.000 cây giống;
Đắk Nông 3 tấn hạt, 7.000 cây giống;
Lâm Đồng 5,8 tấn hạt, 70.000 cây giống;
Gia Lai 3,1 tấn hạt, 125.000 cây giống;
Kon Tum 0,58 tấn hạt, 58.500 cây giống;
Tổng công ty cà phê Việt Nam 1,18 tấn hạt, 40.000 cây giống…
Toàn bộ hạt và cây giống trên đều do Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển nông lâm nghiệp Ea Kmat (Viện Khoa học - Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên) sản xuất.
Bên cạnh giao cây và hạt giống, Công ty còn hướng dẫn nông dân các địa phương kỹ thuật gieo ươm, chăm sóc, gieo trồng…
Tại Hội nghị, các đại biểu cho rằng cây giống thích nghi tốt, tạo động lực thúc đẩy quá trình tái canh cà phê tại các địa phương;
Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần quản lý tốt hơn để người dân sử dụng giống đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời kiến nghị cần phải có chính sách hỗ trợ để góp phần giảm chi phí tái canh cho bà con nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế khá cao trong điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng rong sụn đang mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người dân các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Xã Ðông Minh (Tiền Hải - Thái Bình) có 450ha nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ, trong đó có 105ha được chuyển đổi từ diện tích làm muối theo quyết định của UBND tỉnh. Vụ xuân, hè năm 2015, trong vùng chuyển đổi nuôi thả 60ha với số lượng 12 triệu tôm sú, 35ha với số lượng 30 triệu tôm thẻ chân trắng.

Ban chỉ đạo sản xuất, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) vừa tổ chức hội nghị bàn giải pháp bảo vệ tôm nuôi vụ I/2015. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện, nông dân đã thả dứt điểm diện tích tôm nuôi nuôi vụ I được 23.100ha.

Khoảng 1 tháng qua, người tôm vùng hạ lưu sông Bàn Thạch, huyện Đông Hòa (Phú Yên) điêu đứng vì tôm “dính” dịch bệnh chết hàng loạt.