Mùa Ốc Nhảy
Ốc nhảy - con ốc được xem là vua của các loài ốc đang mang lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân xã Đức Minh (Mộ Đức, Quảng Ngãi). Mỗi ngày ra khơi lặn sâu dưới đáy biển bắt ốc, mỗi gia đình ngư dân thu về tiền triệu.
1 giờ chiều, dưới cái nắng chang chang, tại bãi biển Minh Tân, xã Đức Minh rộn rã tiếng cười nói của kẻ mua người bán. Thay bộ đồ ướt sũng, ngư dân Võ Tú vội vàng ăn miếng cơm trưa muộn đạm bạc do vợ mang chờ sẵn trên bờ.
“Không cần vốn đầu tư, dụng cụ đơn giản là một bộ đồ lặn, bình hơi, dây hơi…, chịu khó ngâm nước 4 giờ, cực chút nhưng có tiền”- ông Định nói.
1 tháng qua, ngày nào ông Định cũng ra khơi lặn bắt ốc nhảy. Có ngày trúng được hơn cả tạ ốc, ngày thấp cũng được 500 đến 700kg. Mỗi ký ốc bán tại bờ từ 15.000- 20.000 đồng, gia đình ông kiếm được từ 1 đến 1,5 triệu đồng.
Tuy đã hơn 50 tuổi nhưng hàng ngày ông Nguyễn Định cũng ra khơi để lặn bắt ốc nhảy. Ông Định cho biết: “Để ra khơi, mỗi ghe cần 2-3 người. Ông bà phù hộ” mấy ngày đầu, có ngày kiếm cả 2 triệu đồng, còn những ngày gần đây thì ít hơn.
So với nghề khai thác khác, nghề lặn ốc nhảy vất vả hơn rất nhiều. Nghề lặn ốc nhảy cho thu nhập cao, nhưng lắm nhọc nhằn và hiểm nguy. Cứ 5 giờ sáng, các ngư dân lại rủ nhau ra khơi cách bờ chừng 1 hải lý đến quá trưa lại vào bờ. Để bắt được ốc nhảy, ngư dân phải lặn rất lâu ở độ sâu từ 15 đến 20 mét dưới mực nước biển và mang theo một cái sọt trước ngực.
Theo ngư dân Võ Định, 8 giờ sáng là lúc ốc nổi nhiều nhất, lúc ấy tha hồ mà xúc ốc. Trước đây khi lặn ốc gạo, ngư dân đã phát hiện loại ốc này, nhưng thấy lạ, sợ ăn vào trúng độc nên không dám bắt. Năm ngoái khi thấy các ngư dân Bình Định khai thác hiệu quả nên ngư dân Đức Minh bắt chước, mỗi ký ốc nhảy lúc đó chỉ có giá 5.000 đồng.
Trong suốt quá trình đó, thợ lặn luôn ngậm một đầu dây dẫn khí được truyền hơi từ chiếc máy nổ đang vận hành trên ghe, tay xúc ốc cho vào sọt.
Khi nào sọt đầy ốc, người thợ lặn lên ghe đổ ốc, nghỉ ngơi chặp lát rồi lại tiếp tục công việc cho đến khi không tìm thấy ốc vì chúng vùi trong cát. Ngâm mình dưới dòng nước cả tiếng đồng hồ, có khi lạnh quá, ngư dân phải uống chút rượu hoặc nước mắm để sưởi ấm.
Ốc nhảy có chân rất dài, chúng có thể nhảy tưng tưng thay vì bò như các loại ốc khác.
Sau khi ghe cập bến, những phụ nữ trong bờ lo phụ giúp gia đình việc mua bán với các thương lái. Bán vội thành quả sau một ngày ngâm mình dưới lòng đại dương, các ngư dân ăn vội cơm trưa do vợ con mang chờ sẵn trên bờ.
Theo chị Liên - một thương lái cho biết, mỗi ngày cơ sở của ông thu mua từ 2 - 3 tấn ốc nhảy để bán lại cho các nhà hàng, quán ăn ở Đà Nẵng. Mua với giá 15.000 đồng/kg, tùy theo nơi tiêu thụ mà giá ốc nhảy mỗi nơi một khác. Ốc nhảy Đức Minh đi khắp nơi từ Nam chi Bắc.
Ốc nhảy được các hàng quán, nhà hàng hấp chín với sả để thêm mùi thơm. Gia vị làm tăng phần hấp dẫn cho con ốc chính là nước mắm gừng pha ngọt, ăn kèm vài cọng rau răm, thịt ốc nhảy dai, thơm ngon, vì thế ốc nhảy rất được ưa chuộng.
Mùa ốc nhảy kéo dài trong 6 tháng, từ tháng 3 đến hết tháng 8 âm lịch, khi thời tiết nắng nóng, biển êm. Ở xã Đức Minh hiện có gần 300 ghe làm nghề khai thác ốc nhảy.
Đây là nghề khai thác mới, nhưng mùa ốc nhảy cũng mang lại niềm vui cho nhiều ngư dân ven biển. Theo tính toán của những người khai thác ốc nhảy, nếu thời tiết thuận lợi thì mỗi gia đình qua mùa ốc nhảy có thể thu về từ vài chục triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Sau thời gian tham quan học tập ở tỉnh Đồng Nai, anh Hải đã quyết định áp dụng mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học tại gia đình. Anh Hải chia sẻ: Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là chất độn là trấu và mùn cưa sẵn có ở địa phương. Cách làm cũng khá đơn giản, trước tiên cần đổ 30 cm trấu cộng với 1 lớp men, sau đó lớp bên trên đổ 40cm mùn cưa.
Chuyển đổi những diện tích điều già cỗi, sâu bệnh sang trồng những loại cây khác phù hợp là một chủ trương đúng đắn của ngành Nông nghiệp tỉnh. Tuy nhiên, thực tế, công tác này ở huyện Đắk R’lấp đang đặt người nông dân và ngành chức năng, chính quyền cơ sở trước những khó khăn lớn.
Gia đình anh Ninh Hồng Hà ở thôn Đắk M’rê, xã Quảng Tân (Tuy Đức) hiện có 3 ha cà phê và 1,5 ha hồ tiêu đều đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời gian này, gia đình anh đang vô cùng hứng khởi bởi tiếp tục sẽ có thêm một vụ mùa bội thu.
Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện Điện Biên, hiện nay xã Noong Luống có trên 70ha nuôi trồng các loại thủy sản. Biết tận dụng tiềm năng, khai thác lợi thế sẵn có, giờ đây nhiều nông dân ở xã Noong Luống đã vươn lên thoát nghèo với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ nghề nuôi cá.
Người dân ở khu vực cầu La Ngà (huyện Định Quán) quen gọi anh Lê Hoàng Tuấn là Tuấn “cá bống” vì anh có hơn 20 năm chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cá bống giống và thu mua cá thương phẩm.