Mùa hồng Nam Anh
Hồng đã bén đất Nam Anh từ lâu đời, nhưng trước đây bà con trồng không nhiều vì đất ít đã đành, đây lại là loài cây “khó tính, khó chiều”.
Tuy nhiên, sau khi dự án “Phục tráng giống hồng địa phương” do Sở khoa học và Công nghệ hỗ trợ, cây hồng Nam Anh đã thực sự trở thành thương hiệu, mang lại thu nhập khá cho người dân.
Trong 9 xóm của xã thì có tới 4 xóm xem đây là cây trồng “chiến lược” với tổng diện tích trên 40 ha.
Bình quân mỗi năm toàn xã thu hoạch được trên dưới 500 tấn quả, tạo nguồn thu khoảng 6 tỷ đồng.
Cây hồng gần 50 tuổi của gia đình ông Nguyễn Văn Chất (xóm 6) mùa này cho gần 3 tạ quả.
Hồng trên đất Nam Anh có 2 loại: hồng trứn (quả to, màu đỏ) và hồng cậy (quả nhỏ, màu vàng Chị Hồ Thị Hồng (Xóm 5) cho hay: hồng muốn ngon còn thùy thuộc kỹ thuật ngâm.
Ngâm quá lâu thì sẽ mất đi vị ngọt nhưng nếu ngâm chưa tới thì quả sẽ bị chát.
Trên địa bàn xã Nam Anh hiện có 5 hộ bao tiêu hơn 70% số hồng của người dân. Hồng Nam Anh đã có mặt ở thị trường trong ngoài tỉnh.
Vào vụ thu hoạch, có rất nhiều lái buôn tìm đến xã Nam Anh thu mua hồng
Dọc Quốc lộ 46 từ cầu Mượu đến thị trấn Nam Đàn không khó để bắt gặp những hình ảnh bà con bán loại quả này.
Có thể bạn quan tâm
Với diện tích lớn nhất tỉnh, cây quýt ở Bạch Thông (Bắc Kạn) đã mang lại thu nhập cao cho hàng nghìn hộ dân. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, công tác quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho loại quả đặc sản này là nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương và người dân.
Tiền Giang đang được Chính phủ New Zealand hỗ trợ ứng dụng những công nghệ và kinh nghiệm hàng đầu thế giới trong việc phát triển và tiếp thị các giống hoa quả có giá trị kinh tế cao hướng đến xuất khẩu thông qua triển khai dự án Sáng kiến nông nghiệp mới.
Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…
Trong số 5 tàu đầu tiên được chọn thí điểm khai thác cá ngừ theo công nghệ Nhật Bản, riêng anh La Tình (xã Tam Quan Bắc, Hoài Nhơn) có 4 tàu. “Quy trình đánh bắt quá cầu kỳ, mất thời gian trong khi giá chỉ cao hơn giá cũ 20%. Đi hai trăng rồi 4 tàu lỗ 400 triệu”, anh Tình kể.
Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.