Hội Nghị Tổng Kết Mô Hình Cá Diêu Hồng Trong Lồng

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên.
Tham dự Hội nghị có đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Vĩnh Phúc, đại diện các ban ngành địa phương và nông dân nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014, từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương, Trung tâm KNKN Vĩnh Phúc phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Bình Xuyên triển khai mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng từ tháng 4 - 10/2014, với quy mô 10.000 con/100 m3 lồng, cỡ cá giống khi thả là 240 con/kg.
Đến nay, sau 05 tháng nuôi, cá diêu hồng đạt trọng lượng từ 600 - 1.000 g/con, tỷ lệ sống đạt 80%. Hoạch toán kinh tế tính trên 100 m3, sản lượng đạt 6,4 tấn, với giá bán 45.000 đồng/kg, sau khi sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi trên 80 triệu đồng.
Ông Đê, một trong những hộ tham gia mô hình cho biết: “Trước đây gia đình không dám đầu tư nuôi thâm canh cá do mỗi khi có bão về, mực nước sông dâng nhanh, cá thất thoát nhiều. Từ khi có lồng nuôi cá, nước lên cao bao nhiêu thì lồng lại nổi lên bấy nhiêu, cá không bị thất thoát, nên gia đình rất yên tâm đầu tư.
Hơn nữa, nuôi cá trong lồng dễ quản lý hơn, có thể nuôi với mật độ cao mà cá hầu như không có dịch bệnh, lại lớn nhanh. Qua mô hình năm nay và được sự hướng dẫn của các cán bộ khuyến nông, sang năm gia đình tôi sẽ đầu tư nuôi thêm nhiều loại cá có giá trị khác để nâng cao hiệu quả kinh tế”.
Hiệu quả bước đầu của mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, đã góp phần tận dụng được diện tích mặt nước của các hồ chứa lớn, khắc phục tình trạng thất thoát cá do ngập lụt; đồng thời giúp tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.

Trong tháng 6/2014, Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất (UAE) liên tiếp gửi hai công điện về nước đề cập đến quy định mới của Bộ Môi trường và Nước UAE. Đó là từ ngày 01/9/2014, tất cả các lô hàng cá nuôi XK sang UAE phải kèm theo chứng thư có nội dung “Cá nuôi không sử dụng thức ăn có chứa protein của lợn hoặc động vật khác, chỉ được sử dụng protein có nguồn gốc từ biển nhưng không bao gồm protein của cùng loài cá nuôi đó”.

Ông Hồ Văn Nhung vốn là cựu thanh niên xung phong của Nông trường quốc doanh La Ngà. Năm 1983, xuất ngũ về quê nhà ở khu phố 5, phường Đức Long, Phan Thiết, Bình Thuận. Thời điểm đó, cuộc sống gia đình ông gặp muôn vàn khó khăn.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mùa đông 2014 - 2015, toàn tỉnh Lào Cai có 39.000/65.000 hộ chăn nuôi chủ động được nguồn thức ăn cho khoảng 110.000 gia súc, chủ yếu là dự trữ nguồn thức ăn thô và thức ăn tinh.

Đó là mô hình của hộ ông Nguyễn Đình Trung, ở thôn An Chánh, xã Tây Bình, huyện Tây Sơn (Bình Định). Ông Trung bắt đầu nuôi chim bồ câu từ lúc mới 16 tuổi, với số lượng 2 - 3 cặp, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình. Đến nay, ông theo nghề nuôi chim bồ câu đã hơn 45 năm.