Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Giúp Nông Dân Thoát Khỏi Lối Mòn Sản Xuất

Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Giúp Nông Dân Thoát Khỏi Lối Mòn Sản Xuất
Ngày đăng: 13/10/2014

Xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn (Cà Mau) có 2.730 ha nuôi tôm. Năng suất bình quân trên tôm nuôi những năm gần đây không ngừng tăng lên. Có được kết quả đó là nhờ người dân tăng cường chuyển đổi diện tích đất nuôi tôm quảng canh truyền thống sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm nước tĩnh và nuôi tôm công nghiệp.

Nhận thấy mô hình nuôi tôm tại các huyện khác không cần phải hằng tháng lấy và xổ nước như nuôi tại địa phương, một số người dân ở xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn đã chuyển đổi sang nuôi tôm quảng canh cải tiến. Loại hình nuôi tôm nước tĩnh đã khẳng định bước đầu về tính hiệu quả từ năng suất tăng cao, bền vững và ổn định môi trường nuôi.

Anh Mai Thanh Phong, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã, cho biết: “Chỉ tiêu 100 ha nhưng hiện tại người dân đã nuôi được hơn 95 ha. Hiện loại hình đang đem lại thu nhập cao và bền vững cho nhiều hộ dân. Do đặc thù nơi đây người dân có đất rộng nhưng nền đất yếu, rất khó phát triển tôm công nghiệp.

Trong khi đó, thế mạnh của tôm quảng canh cải tiến là nguồn nước ở đây rất tốt, đỡ chi phí xử lý nước; đất rộng nên người dân chỉ cần làm bờ tốt là có thể thả tôm ra vuông - rừng kết hợp. Năng suất tôm nuôi rất cao”.

Ông Ðinh Hữu Thông, ấp Hiệp Tùng, xã Hiệp Tùng, cho biết: “Thật ra nguồn nước ở đây rất tốt để nuôi tôm quảng canh cải tiến nhưng bà con mình trước giờ quen với kiểu nuôi truyền thống (xổ nước hằng tháng để thu hoạch tôm thiên nhiên). Những năm gần đây, tài nguyên ngày càng cạn kiệt, tôm ngoài thiên nhiên không còn nhiều nữa, đời sống người nuôi tôm bấp bênh. Từ đó, người dân đã tìm đến với quảng canh cải tiến để hiệu quả sản xuất được nâng lên, xoá đi lối mòn sản xuất cũ, lạc hậu”.

Vụ nuôi vừa qua, với 3 ao vèo tôm thẻ, mỗi ao khoảng 3.000 m2, sau hơn 1 tháng, ông Thông bung ra vuông và áp dụng hình thức nuôi quảng canh cải tiến, thu hoạch được 21 tấn tôm, bán hơn 3 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 2 tỷ đồng.

Nói về kinh nghiệm nuôi, ông Thông cho biết: “Thế mạnh của dân mình ở đây là đất rộng (bình quân mỗi hộ từ 3 - 5 ha) nên việc làm đầy đủ từ ao lắng đến ao vèo dễ dàng. Nguồn nước tốt cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển mô hình này. Tôi thấy, để vụ nuôi thành công thì yếu tố quyết định là quản lý tốt môi trường nước trong ao nuôi và con giống tốt”.

Như vậy, thực hiện nuôi tôm quảng canh cải tiến, năng suất tăng gấp 3 lần nuôi tôm quảng canh truyền thống. Hiện tại, xã đã thành lập được 2 tổ hợp tác nuôi tôm quảng canh cải tiến ở ấp 5 và ấp 7B.

Ông Võ Việt Kháng, Chủ tịch UBND xã Hiệp Tùng, cho hay: “Phương châm của địa phương là không phát triển ồ ạt về diện tích. Tuy nhiên, thận trọng nhưng không có nghĩa là bảo thủ. Chúng tôi tuyên truyền để người dân nắm thật vững kỹ thuật, có đủ điều kiện về vốn thì mới bắt đầu làm.

Trong quá trình nuôi, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư theo rất sát địa bàn để kịp thời xử lý về kỹ thuật khi người dân cần. Chính sự phối hợp chặt chẽ như trên mà hiệu quả nuôi luôn được bảo đảm, rủi ro trong sản xuất ít xảy ra”.

Là tổ viên tổ hợp tác nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà Nguyễn Thị Tuyết, ấp 5, xã Hiệp Tùng, đã thực hiện thành công mô hình. Kinh tế gia đình từng bước cải thiện. Từ bước đệm nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà Tuyết đã có định hướng đào hầm chuyển qua nuôi tôm công nghiệp.

Bà Tuyết cho biết: “Trước đây gia đình tôi làm rẫy, sau nuôi tôm đạt lắm, nhưng nuôi một thời gian bị ô nhiễm nên ngày càng dở. Sau này Nhà nước cho nuôi quảng canh cải tiến, gia đình làm thử, trúng lắm. Hiện tại tôi còn tính mở rộng thêm đầm nuôi tôm công nghiệp. Thời buổi giờ phải tính toán chứ, nuôi truyền thống như trước đây làm sao đủ ăn”.

Cùng với việc trữ nước, phơi đầm, bón vôi, diệt trừ cá tạp, gây màu nước và thả giống, người nuôi tôm quảng canh cải tiến ở xã Hiệp Tùng còn tuân thủ ghi chép nhật ký ngày thả, số lượng tôm giống, diễn biến môi trường trong quá trình nuôi, tổng số tôm thương phẩm bán được và tổng số tiền thu được. Ðạt hiệu quả nên nuôi tôm quảng canh cải tiến càng ngày được nhiều người nhân rộng.

Thiết nghĩ, để nuôi tôm nước tĩnh, nuôi tôm quảng canh cải tiến phát triển, tạo tiền đề hướng tới nuôi tôm công nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp cần hướng dẫn người dân cải tạo vuông tôm đúng kỹ thuật, thả tôm giống sạch bệnh và thả đúng lịch thời vụ, phơi đầm cắt vụ.

Bên cạnh khuyến cáo của ngành chức năng, bản thân người nuôi cần tham gia các hội thảo bàn về nuôi tôm bền vững, tự ghi chép và rút kinh nghiệm sau từng vụ nuôi thực tế. Cần thận trọng và bảo đảm khâu cải tạo, chọn giống và quản lý dịch bệnh. Ðồng thời kết hợp với nuôi nhiều loài thuỷ sản khác để tăng thu nhập và cắt được mầm bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Ông Hoàng Văn Đại trồng nhãn làm giàu Ông Hoàng Văn Đại trồng nhãn làm giàu

Về làng Bình An, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên (Bắc Giang) những ngày này, thấy rất nhiều vườn nhãn trĩu quả. Gia đình ông Hoàng Văn Đại có diện tích trồng nhãn nhiều nhất của thôn. Ông từng đại diện cho “nhãn làng” giành giải Nhất cuộc thi chung khảo về bình tuyển nhãn ưu tú do Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện trên địa bàn huyện năm 2011.

15/08/2015
Phường Phương Nam (Quảng Ninh) chú trọng phục hồi cây vải chín sớm Phường Phương Nam (Quảng Ninh) chú trọng phục hồi cây vải chín sớm

Phường Phương Nam (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) nằm ở vị trí trũng, cứ mỗi trận mưa to, nước ở khu vực các xã, phường Thượng Yên Công, Phương Đông (TP Uông Bí); Hồng Thái Đông (huyện Đông Triều) và nơi xả lũ từ hồ đập Tân Yên (huyện Đông Triều) đổ về. Đợt mưa lũ kéo dài vừa qua đã làm đổ 2 nhà dân, ngập 265 nhà, đặc biệt làm ngập toàn bộ 365ha cây vải chín sớm Phương Nam, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

15/08/2015
Cây nhãn cho mùa… quả đắng Cây nhãn cho mùa… quả đắng

Năm nay, nhiều vườn nhãn của các hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai không cho thu hoạch quả. Chỉ số ít cây nhãn cho thu hoạch, nhưng quả nhỏ, nên giá bán thấp hơn so với sản phẩm cùng loại. Nhãn mất mùa, giá thấp đã khiến nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng rầu lòng, lo lắng đến định hướng và phát triển cây trồng này trong tương lai.

15/08/2015
Ngô biến đổi gen năng suất cao, giá giống cũng cao Ngô biến đổi gen năng suất cao, giá giống cũng cao

Vụ đầu tiên ứng dụng thử nghiệm công nghệ sinh học giúp ngô có khả năng kháng sâu và thuốc trừ cỏ cho thấy, công nghệ mới này đang được nhiều phản hồi tích cực và sự chú ý của nông dân phía Bắc.

15/08/2015
Mang lợi ích cho dân nhờ liên kết 4 nhà Mang lợi ích cho dân nhờ liên kết 4 nhà

Những năm gần đây, huyện Long Mỹ đã đẩy mạnh liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và người sản xuất trong tiêu thụ lúa cho nông dân. Bước đầu, các mô hình đã nâng cao hiệu quả sản xuất, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân địa phương.

15/08/2015