Bảo Đảm Hài Hòa Lợi Ích Của Doanh Nghiệp Và Bà Con Nông Dân

Chính quyền địa phương và Công ty cổ phần Khoa học và Công nghiệp (KH&CN) Việt Nam cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.
Ngày 12-10, huyện Yên Định và Công ty cổ phần khoa học và công nghiệp (KH&CN) Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện. Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
Với mục tiêu nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp, vụ đông 2014-2015, Công ty cổ phần KH&CN Việt Nam ký hợp đồng thuê đất nông nghiệp của 16 hộ dân xã Định Bình, huyện Yên Định để thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện.
Theo đó, toàn bộ 24,5 ha đất nông nghiệp của xã Định Bình sẽ được Công ty sử dụng trong vòng 5 năm để trồng các loại cây hoa màu có giá trị kinh tế cao, như: cà chua bi, khoai tây, củ đậu, dưa bao tử, ớt kim chỉ thiên.
Đây được xem là mô hình mới, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, các hộ nông dân sẽ làm gì sau khi cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp?
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chỉ rõ, đây là mô hình với hình thức sản xuất mới, nên chính quyền địa phương và công ty cần bàn bạc kỹ lưỡng và thống nhất cao trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp đầu tư và bà con nông dân cho doanh nghiệp thuê đất sản xuất nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, đồng chí Nguyễn Đức Quyền đề nghị: Trong quá trình thực hiện mô hình, cùng với việc đẩy mạnh đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất, Công ty phải đặc biệt quan tâm tạo việc làm cho lao động địa phương, ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào sản xuất, nhất là các hộ dân có diện tích nằm trong quỹ đất cho thuê, để bảo đảm thu nhập ổn định cho các hộ dân.
Chính quyền địa phương cần quan tâm, chú trọng công tác hướng nghiệp, tạo việc làm cho các hộ dân, tránh tình trạng các hộ nông dân bị thất nghiệp sau khi cho công ty thuê đất. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao sự chủ động đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời khẳng định, tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đi kiểm tra tình hình và động viên bà con nông dân sản xuất vụ đông 2014-2015 tại 2 xã Định Liên và Yên Bái của huyện Yên Định. Theo báo cáo tiến độ sản xuất vụ đông, tính đến ngày 12-10, toàn huyện Yên Định đã gieo trồng được 5.310 ha/5.560 ha vụ đông 2014-2015, đạt 95,5% kế hoạch; trong đó, ngô trồng được 2.907,8 ha, đậu tương 1.224,7 ha, ớt 407,6 ha, rau màu các loại là 769,9 ha.
Sau khi đi kiểm tra thực tế, đồng chí Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao kết quả huyện đã đạt được, tuy nhiên đồng chí lưu ý, huyện cần vận động cho bà con nông dân mở rộng thêm diện tích sản xuất vụ đông; đồng thời định hướng để bà con nông dân đưa các loại cây có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu thị trường vào sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch khoảng 1.000ha lúa Hè thu, năng suất trung bình 5,78 tấn/ha. Giá lúa tươi hạt dài như OM 5451, OM 4900, OM 7347 vẫn ở mức 3.800 - 4.200 đồng/kg; còn hạt tròn như IR 50404 chỉ còn 3.200 - 3.400 đồng/kg, giảm 200 đồng so với tuần trước và khó bán nếu lúa được cắt bằng tay.

Tin từ Sở Khoa học – Công nghệ cho biết, đơn vị này vừa tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Theo số liệu vừa công bố của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ đầu năm đến ngày 06/06/2013, xuất khẩu gạo cả nước đạt 2,858 triệu tấn với trị giá 1,241 tỷ USD.

Sau 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), 4/4 xã của T.X Sông Công đều đã hoàn thành công tác quy hoạch. Xã Vinh Sơn đã đạt được 11/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM; xã Bá Xuyên đạt 9/19 tiêu chí; Bình Sơn đạt 8/19 tiêu chí và Tân Quang đạt 6/19 tiêu chí.