Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa Bóng Đá, Nói Chuyện Trồng Cao Su

Mùa Bóng Đá, Nói Chuyện Trồng Cao Su
Ngày đăng: 21/06/2012

Nói vui, nếu không có cao su thì làm sao có được những mùa bóng đá khiến cả thế giới nín thở theo dõi. Cao su làm nên vô vàn vật dụng trên hành tinh này.

Bạn thử tính xem, nhà mình có bao nhiêu thứ được làm từ cao su (?!). Thế mới biết, nếu không có cao su thì ta chỉ có thể đi bằng xe lửa hoặc cưỡi trâu và đá quả bóng bằng... rơm!

Cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Mỹ. Đó là vùng nhiệt đới gần ngay với đường xích đạo. Vì vậy, nó yêu cầu khí hậu nóng và ẩm. Nhiệt độ thích hợp của cao su là 23-30oC. Hiện nay, người ta chỉ trồng cao su ở các nước trong khu vực từ vĩ tuyến 16 độ Nam tới vĩ tuyến 18 độ Bắc, bao gồm nhiều nước ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Các nước quanh ta cũng trồng nhiều như: Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines và cả Trung Quốc.

Hiện nay, trên thế giới có 2 loại cao su là cao su tự nhiên và cao su được tổng hợp nhân tạo. Tuy nhiên, cao su tự nhiên vẫn tốt hơn và được ưa chuộng hơn.

Ở Việt Nam, chính bác sĩ Tersin - nhà bác học nổi tiếng đến Việt Nam từ thời Pháp thuộc, là người đưa cao su vào trồng đầu tiên ở Nha Trang. Sau đó, cao su được trồng ở ngoại ô Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và nhiều tỉnh Nam Bộ khác. Tới nay, cao su đã được trồng ở cả Tây Nguyên, miền Trung và lan ra cả miền Bắc. Một số tỉnh ở Tây Bắc đã mạnh dạn trồng và bước đầu cho thấy cũng có thể đưa cao su phát triển mạnh ở đây vì khí hậu của nó nóng hơn và khô hơn vùng Việt Bắc. Đặc biệt, các lòng hồ thủy điện khổng lồ kéo dài hàng trăm km đã điều hòa cho vùng này khiến khí hậu ấm hơn và ít sương muối hơn.

Cây cao su trồng sau 5-7 năm thì bắt đầu cho khai thác nhựa. Bà con thấy người ta cạo xung quanh cây để bứng lấy nhựa vào những cái bát nhỏ. Mỗi cây cho một ít. Nhưng mỗi nhà có hàng trăm, hàng nghìn cây thì lượng nhựa lấy được rất nhiều. Do đó, thu nhập từ việc trồng cao su rất lớn và ổn định. Ta có thể thu liên tiếp 20 -25 năm. Tới lúc cây già, ta chặt để bán gỗ và trồng lại cây mới. Càng ngày, thế giới càng cần nhiều cao su tự nhiên. Vì vậy, dân ta trồng cao su sẽ được hưởng lợi liên tục trong nhiều năm.

Nhưng khi định trồng, xin lưu ý tới một loạt vấn đề. Trước hết, cao su phải trồng theo vùng. Cá lẻ không trồng được vì ai tới mua? Nơi trồng phải có khí hậu phù hợp, có lượng mưa từ 1.500mm/năm trở lên; không có gió bão nhiều vì dễ làm gãy, đổ cây; thành phần cơ giới của đất nên từ trung bình tới nhẹ và tỷ lệ sét từ 20-25%; hàm lượng chất hữu cơ cũng phải từ 2,5% trở lên, pH của đất nên từ 4,5 - 5,5...

Còn nhiều việc phải nghĩ tới. Vì vậy, nếu định trồng cao su, xin cân nhắc kỹ lưỡng.

Có thể bạn quan tâm

Vùng Đất Chuối Tân Long Vùng Đất Chuối Tân Long

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

27/11/2014
Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

26/06/2014
Tam Bình Phát Triển Thương Hiệu Cam Sành Tam Bình Phát Triển Thương Hiệu Cam Sành

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

26/06/2014
Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản Xúc Tiến Thương Mại, Tìm Đầu Ra Cho Nông Sản

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.

27/11/2014
Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá Khóm Tân Phước Liên Tục Rớt Giá

Giá khóm tại Tân Phước (Tiền Giang) hiện đang rớt giá mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng. Qua khảo sát tại các điểm thu mua, giá khóm hiện chỉ trên dưới 1.000 đồng/kg nhưng lượng mua vào rất ít.

26/06/2014