Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giá Lúa Giảm, Nông Dân Lao Đao

Giá Lúa Giảm, Nông Dân Lao Đao
Ngày đăng: 17/06/2014

Thời tiết thuận lợi, năng suất cao nhưng vụ Hè Thu năm nay người dân lại tiếp tục đối mặt với thua lỗ. Hiện giá lúa gạo ở ĐBSCL tiếp tục sụt giảm, sức tiêu thụ cũng yếu.

Thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, thu hoạch sớm, năng suất khá cao từ 6,5-7 tấn/ha, nhiều nông dân ở xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ước tính lãi khoảng 15-20 triệu/ha. Thế nhưng, vào khoảng trung tuần tháng 5 đến nay, giá lúa giảm liên tục. Không chỉ thu mua cầm chừng, nhiều thương lái sẵn sàng bỏ tiền cọc và ép giá nông dân.

Anh Võ Văn Bé Mười, xã Mỹ Thành Nam cho biết: “Trước khi thu hoạch, thương lái vào bỏ cọc 4.250 đồng/kg. Giờ tới thu hoạch họ không mua. Họ nói sẵn sàng bỏ tiền cọc, nếu không mình phải bớt 50 đồng/kg, họ mới mua. Trong khi mùa này mưa gió không có chỗ phơi nên đành bán để lấy tiền làm vụ sau”.

Diện tích lúa Hè Thu sớm (lúa vụ 2) ở Tiền Giang là hơn 39.000 ha, với khoảng 70% là IR50404; tập trung ở các huyện phía Tây. Năng suất bình quân 6,1 tấn/ha. Với giá lúa còn khoảng 4.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân không chỉ lỗ công mà còn lỗ vốn. Đối với những hộ trồng lúa hạt dài giá bán cao hơn từ 200-300 đồng/kg nhưng tính ra chỉ phá huề. Vì vậy, việc triển khai thu mua tạm trữ là điều mà người dân mong mỏi.

Tạm trữ là cần thiết nhưng các chuyên gia đều cho rằng đây chỉ là giải pháp tình thế, tạm thời trong một khoảng thời gian cấp bách để vực dậy giá lúa nhưng về lâu dài chưa ổn. Để trị căn bệnh “mất mùa được giá, được mùa rớt giá” như hiện nay không còn cách nào khác là tái cơ cấu cây trồng.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho rằng: “Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp đang phối hợp để điều tiết ngành hàng, hướng đến định hướng sản xuất, tiến tới hình thành cánh đồng mẫu lớn với lúa chất lượng cao. Về lâu dài, theo tôi nên làm 2 vụ và chuyển sang cây trồng khác gắn với thị trường tiêu thụ nhằm tăng giá trị”.

Hiện hàng năm nước ta dư tới 7 triệu tấn gạo để xuất khẩu trong khi sản xuất tới 3 vụ. Việc tái cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả không chỉ cải thiện đời sống nông dân, mà còn là hướng đi tất yếu để ngành nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng phát triển ổn định và bền vững hơn.


Có thể bạn quan tâm

Khoai tây dây leo không ra củ mà mọc thành trái Khoai tây dây leo không ra củ mà mọc thành trái

Không chỉ có những giống khoai tây mọc thành củ trong lòng đất mà còn có giống khoai tây lạ mọc thành quả được gọi với cái tên khoai tây dây leo, khoai tây không khí hay khoai trời.

06/11/2015
Từ bán hàng rong thành bà chủ mỹ nghệ xuyên biên giới Từ bán hàng rong thành bà chủ mỹ nghệ xuyên biên giới

Từ người bán hàng rong, rồi “học lỏm” được nghề mây tre mỹ nghệ, với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Hoàng Thị Chung ở xã Liên Khê đã vươn lên trở thành chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre Liên Khê, đưa hàng mỹ nghệ Việt đi khắp thế giới.

06/11/2015
Bí quyết chọn gà đen nghìn đô giúp đại gia tránh tiền mất tật mang Bí quyết chọn gà đen nghìn đô giúp đại gia tránh tiền mất tật mang

Gà Indonesia (hay còn gọi là gà đen Ayam Camani) nhỏ có bộ lông xước và rất ít lông, các đầu cánh lông bị rách. Còn gà đen Trung Quốc (hay còn gọi là gà Hắc Phong) khi còn nhỏ lông xốp và mượt.

06/11/2015
Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp dân khấm khá Quỹ Hỗ trợ nông dân giúp dân khấm khá

Việc thực hiện Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã tạo thêm động lực để các cấp Hội ND tỉnh Sóc Trăng nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là hỗ trợ hội viên, ND phát triển sản xuất, giúp nâng cao vai trò, vị thế của Hội…

06/11/2015
Bộ trưởng thấy lạnh xương sống vì chất cấm Bộ trưởng thấy lạnh xương sống vì chất cấm

“Đọc thông tin ở Bình Dương phát hiện chuối ngâm vào thuốc diệt cỏ 2,4 D, tôi thấy lạnh xương sống. Cứ nghĩ những đứa trẻ ăn phải chuối đó thì sao. Đó là tội ác chứ không phải chỉ là vi phạm” - Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát nói.

06/11/2015