Kiên Giang Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế Thủy Sản

Theo Sở NNPTNT Kiên Giang, tỉnh tập trung đầu tư phát triển kinh tế thủy sản, phấn đấu 6 tháng cuối năm 2014 đạt tổng sản lượng trên 315.500 tấn (khai thác và nuôi trồng) để cả năm đạt 614.865 tấn; trong đó có 52.000 tấn tôm. Hiện vùng biển Phú Quốc đang vào mùa đánh bắt cá cơm làm nguyên liệu chế biến nước mắm với hơn 3.200 phương tiện đang khai thác.
Ngư dân còn thả nuôi cua biển, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ ven biển, cá lồng bè trên biển. Năm nay, tỉnh phấn đấu thả nuôi 89.000ha tôm nước lợ; trong đó nuôi thâm canh - bán thâm canh (2.235ha), tôm - lúa (69.665ha), quảng canh - quảng canh cải tiến (17.100ha).
Theo đó, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi tôm công nghiệp Vĩnh Phong (huyện Vĩnh Thuận), đê biển An Minh - An Biên, hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản An Biên - An Minh; xây dựng các tuyến đường giao thông và hệ thống điện 3 pha phục vụ nuôi tôm tập trung ở các huyện Giang Thành, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên...
6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản gần 300.000 tấn, đạt 48,8% kế hoạch năm, tăng 16% so với cùng kỳ. Diện tích thả nuôi tôm 88.326ha (đạt 99% kế hoạch), sản lượng thu hoạch gần 20.000 tấn (37% kế hoạch).
Có thể bạn quan tâm

Các địa phương bị thiệt hại nhiều là xã Đông Hòa 2.500ha, Đông Thạnh 2.020ha, chiếm khoảng 50% diện tích thả nuôi. Phần lớn diện tích bị thiệt hại đã được nông dân thả nuôi cách nay trên 1 tháng.

Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các loài ong ký sinh được chọn lọc khi thả ra trên đồng ruộng sẽ tìm và đẻ trứng trên các sâu non của loài sâu tơ. Khi trứng nở ra, sâu non của ong ký sinh sẽ tiêu diệt sâu tơ bằng cách ăn hết phần thịt sâu tơ để hoàn thiện vòng đời sống ký sinh của mình là làm nhộng rồi vũ hóa thành ong trưởng thành.

Việc tìm ra những giải pháp để chống khô hạn và sa mạc hóa là vấn đề hết sức bức xúc cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tuy nhiên, vùng có khí hậu khô hạn và sa mạc hóa cũng có những thế mạnh riêng. Ví dụ như cây nho, cây thanh long, con cừu rất thích hợp phát triển ở những vùng khô hạn như Bình Thuận và Ninh Thuận.

Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong vụ lúa trung vụ năm 2011, hộ anh Huỳnh Văn Sên ngụ tại ấp An Bình, xã An Hiệp, huyện Ba Tri đã thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa. Thành công bước đầu của mô hình đã mở ra cho vùng đất cù lao bốn bề sông nước này một triển vọng mới về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.

Bệnh đốm trắng đang có chiều hướng lan rộng trên cây thanh long ở Bình Thuận, vì thế không ít nhà vườn bị thất thu, dù giá trái cao hơn mọi năm.