Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài
Tôm nuôi vụ 2 năm 2015 được người nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa triển khai trên 2.500 ha. Tuy nhiên, trong đó đã có 30% diện tích nuôi xảy ra hiện tượng tôm chết, chủ yếu thuộc huyện Vạn Ninh – vùng nuôi tôm chân trắng lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Trạm nuôi trồng thủy sản huyện Vạn Ninh đã lấy mẫu để kiểm nghiệm, qua đó cho thấy tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Căn bệnh này xuất hiện trên tôm là do nắng nóng gây ra. Để đối phó với thời tiết nắng nóng, nhiều hộ nuôi đã tìm cách tăng sức đề kháng cho tôm như sử dụng men vi sinh cho tôm ăn, giã tỏi thả xuống hồ nuôi, gây thêm nhiều tảo trong ao để điều hòa nhiệt độ nước. Song vì thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thay đổi môi trường ao nuôi khiến sức đề kháng của tôm bị giảm dẫn đến các loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước có cơ hội gây hại.
Hiện nay, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi tăng cường sục khí các ao nuôi và chỉ cho tôm ăn thức ăn bằng vi sinh để tôm sạch bệnh, nâng cao sức đề kháng. Riêng những diện tích tôm nuôi đã bị thiệt hại, người nuôi tiếp tục cải tạo ao, nhằm kịp thả tôm cho vụ mới.
Có thể bạn quan tâm

Xã Thèn Phàng (Xín Mần) thời gian này được nhuộm một màu vàng xanh no ấm của những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trên khắp các ngọn đồi. Đó là cảm nhận ngập tràn trong chúng tôi khi tìm về vùng quê có đặc sản gạo Già Dui, để cùng bà con thưởng thức bát cơm đầu mùa ngát hương, ngọt bùi như chính mảnh đất và tình người nơi đây.

Mèo Vạc lâu nay vốn là huyện gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, tập quán canh tác lâu đời có ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây trồng. Xác định chú trọng phát triển nông nghiệp để từng bước XĐGN bền vững, vài năm trở lại đây, địa phương đã mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị nông sản. Trong đó, việc ứng dụng tiến bộ khoa học (TBKH) vào mô hình sản xuất rau an toàn được xem là hướng đi khá hiệu quả.

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.