Một số diện tích tôm nuôi vụ 2 tại Khánh Hòa bị thất thu do nắng nóng kéo dài
Tôm nuôi vụ 2 năm 2015 được người nuôi trồng thủy sản tại Khánh Hòa triển khai trên 2.500 ha. Tuy nhiên, trong đó đã có 30% diện tích nuôi xảy ra hiện tượng tôm chết, chủ yếu thuộc huyện Vạn Ninh – vùng nuôi tôm chân trắng lớn nhất tỉnh Khánh Hòa. Trạm nuôi trồng thủy sản huyện Vạn Ninh đã lấy mẫu để kiểm nghiệm, qua đó cho thấy tôm chết do mắc bệnh hoại tử gan tụy.
Căn bệnh này xuất hiện trên tôm là do nắng nóng gây ra. Để đối phó với thời tiết nắng nóng, nhiều hộ nuôi đã tìm cách tăng sức đề kháng cho tôm như sử dụng men vi sinh cho tôm ăn, giã tỏi thả xuống hồ nuôi, gây thêm nhiều tảo trong ao để điều hòa nhiệt độ nước. Song vì thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm thay đổi môi trường ao nuôi khiến sức đề kháng của tôm bị giảm dẫn đến các loại vi khuẩn tồn tại trong môi trường nước có cơ hội gây hại.
Hiện nay, ngành chức năng đang hướng dẫn người nuôi tăng cường sục khí các ao nuôi và chỉ cho tôm ăn thức ăn bằng vi sinh để tôm sạch bệnh, nâng cao sức đề kháng. Riêng những diện tích tôm nuôi đã bị thiệt hại, người nuôi tiếp tục cải tạo ao, nhằm kịp thả tôm cho vụ mới.
Related news
Giá cả không ổn định, diện tích sản xuất bị thu hẹp khiến nhiều diêm dân ở các làng muối Tam Hòa, Tam Hiệp (Núi Thành) lo lắng.
Đến thời điểm này, huyện Núi Thành có 7 chiếc tàu câu mực khơi đạt doanh thu từ 2 tỷ đồng trở lên/chuyến biển. Tại xã Tam Giang đã có 6 chiếc tàu câu mực khơi cập bến sau hơn 60 ngày đêm bám biển; trong đó có 4 tàu của ông Lương Văn Tới, Phạm Ngọc (thôn Đông Mỹ);
Với khả năng kháng bệnh cao, đầu tư kinh phí ít, những năm qua nghề nuôi dê đã đem lại nguồn thu nhập cho người dân nhiều địa phương trong tỉnh, nhất là đối với các xã vùng núi. Đặc biệt, thời gian qua xã Triệu Nguyên (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã nhân rộng mô hình chăn nuôi dê nhốt chuồng, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Nông dân Võ Thành Lập (ảnh), ngụ ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân được xem là người đầu tiên trồng cây măng cụt trên vùng đất Long Khánh. Từ 20 cây măng cụt đầu tiên ông mang từ tỉnh Sông Bé cũ về trồng vào năm 1973, đến nay khu vườn rộng 2hécta của ông đã có trên 600 cây măng cụt lớn nhỏ khác nhau.
Trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là yêu cầu không thể thiếu để ngành nông nghiệp có thể cạnh tranh khi bước vào sân chơi chung. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, như: Nghị định 68 ưu đãi vốn cho doanh nghiệp, nông dân mua máy móc, thiết bị từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến nông sản; Nghị định 210 ưu đãi cho dự án ứng dụng công nghệ cao…