Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá chình

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình
Ngày đăng: 28/08/2013

Cá Chình là loài nuôi mới, ít có bệnh. Cá thường bỏ ăn là do yếu tố môi trường và khâu tuyển chọn giống kém chất lượng dẫn đến cá không ăn và hao hụt nhiều. Cá Chình cũng thường bắt gặp một số bệnh như ở cá nước ngọt khác, nhưng chưa thấy tác hại đến cá. Chủ yếu và nguy hiểm nhất là bệnh nấm trên cá Chình, là nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất, có khi đến 70-75%.

Bệnh nấm thuỷ my: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.

- Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước như sợi bông trên thân cá. Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không đi tìm ăn.

- Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của cá Chình đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày, khi bị xây sát… Nhiệt độ nước 18-200C thích hợp cho nấm phát triển.

- Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm tua tủa mọc rộng trong khoảng bằng đồng xu hoặc bằng cái cúc lớn. Vị trí thường cá hay bị ở phía trên lưng nên chú ý là cũng rễ phát hiện. Đặc biệt là khi cạn nước hoặc nhìn gần.

- Tác hại: Cá Chình là động vật da trơn, ngoài hô hấp bằng mang, cá Chình còn hô hấp bằng da là chủ yếu. Hiện tượng bị nấm sẽ cản trở việc hô hấp bằng da của cá dẫn tới cá yếu và chết.

- Phòng trị bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp hoặc dùng Potassium dichromate 20-24g/m3.

Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc dùng iodine 5%.

Muối: 25kg/m3/10-15 phút hoặc 10kg/m3/20 phút; 1-2kg/m3 không giới hạn thời gian.

Dung dịch KMnO4 với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.

Formalin 0,4-0,5ml/l trong một giờ.

CusO4 100g/m3 10-30 phút.

Griseofulvin 10 ppm/không giới hạn thời gian.

Tetracylin 5000mg/m3 nước, có sục khí trong quá trình tắm. Tắm định kỳ hàng ngày, khoảng 1 tuần, mỗi lần tắm 5-15 phút theo thể trạng của cá.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên Cứu Thành Công Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Chình Bông Nghiên Cứu Thành Công Quy Trình Nuôi Thương Phẩm Cá Chình Bông

Cụ thể: Trong ao đất, nuôi với mật độ 1-2 con/m2; thời gian nuôi từ 12 - 24 tháng; khi thu hoạch, mỗi con đạt từ 1kg trở lên, năng suất khoảng 4 - 5 tấn/ha. Nuôi bể xi măng, mật độ từ 30 - 50 con/m2 trong điều kiện có sục khí, nước chảy thường xuyên đảm bảo lượng oxy 5mg/l trở lên; mực nước từ 0,8 - 1m; diện tích bể từ 10 - 100m2; độ sâu bể khoảng 1,2m; có nơi trú ẩn cho cá nghỉ ngơi; ngày cho ăn 2 lần, lượng thức ăn bằng khoảng 5 - 7% trọng lượng cơ thể cá. Nuôi bể xi măng phải hút bỏ thức ăn thừa hàng ngày và cọ rửa bể hàng tuần. Nuôi lồng với mật độ từ 50 - 100 con/m2… Thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ, ốc, tôm, tép tươi, trai, ếch, nhái. Các loài này được cắt nhỏ để cho ăn.

15/05/2012
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình - Tổng Quát Và Chi Tiết Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình - Tổng Quát Và Chi Tiết

Cá chình là loài cá có tính thích ứng rộng với độ mặn, cá có thể sống được ở nước mặn, nước lợ, nước ngọt.Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi di chuyển đi nơi khác.

28/12/2010
Đưa Cá Chình Vào Ao Nuôi Đưa Cá Chình Vào Ao Nuôi

Có lẽ đến nay các loại cá nước ngọt ở ĐBSCL về giá trị kinh tế chưa có loại nào qua mặt nổi cá chình. Hiện nay, 1 kg cá chình trị giá tương đương 3 giạ lúa. Loài cá này đang được xếp vào hàng cá dành cho đại gia. Chính giá trị kinh tế cao của nó nên đã có nông dân mạnh dạn đầu tư nuôi cá chình trong ao.

02/08/2013
Phân Loại Cá Chình Phân Loại Cá Chình

Hiện nay một số nước trên thế giới có hàng trăm ngàn loại cá chình, tên tiếng Anh của chúng là "eel", còn tên khoa học tùy theo giống và loài.

31/01/2013
Những Loài Cá Chình Nước Ngọt Những Loài Cá Chình Nước Ngọt

Phân bố: Đại Tây Dương: bờ biển Đại Tây Dương từ Sandinavia đến Morocco và những dòng sông Miền Bắc Đại Tây Dương, biển Balic và biển Địa Trung Hải. Người ta xuất khẩu loài này sang châu Á

31/01/2013