Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Cá Chình
Cá Chình là loài nuôi mới, ít có bệnh. Cá thường bỏ ăn là do yếu tố môi trường và khâu tuyển chọn giống kém chất lượng dẫn đến cá không ăn và hao hụt nhiều. Cá Chình cũng thường bắt gặp một số bệnh như ở cá nước ngọt khác, nhưng chưa thấy tác hại đến cá. Chủ yếu và nguy hiểm nhất là bệnh nấm trên cá Chình, là nguyên nhân gây thiệt hại lớn nhất, có khi đến 70-75%.
Bệnh nấm thuỷ my: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya.
- Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, có những sợi nấm nhỏ nhìn trong nước như sợi bông trên thân cá. Cá bơi lờ đờ trên mặt nước, không đi tìm ăn.
- Phân bố và lan truyền bệnh: Các giai đoạn phát triển của cá Chình đều có thể nhiễm nấm khi nuôi với mật độ dày, khi bị xây sát… Nhiệt độ nước 18-200C thích hợp cho nấm phát triển.
- Chẩn đoán bệnh: Nhìn bằng mắt thường có thể thấy các sợi nấm nhỏ như sợi bông, mềm tua tủa mọc rộng trong khoảng bằng đồng xu hoặc bằng cái cúc lớn. Vị trí thường cá hay bị ở phía trên lưng nên chú ý là cũng rễ phát hiện. Đặc biệt là khi cạn nước hoặc nhìn gần.
- Tác hại: Cá Chình là động vật da trơn, ngoài hô hấp bằng mang, cá Chình còn hô hấp bằng da là chủ yếu. Hiện tượng bị nấm sẽ cản trở việc hô hấp bằng da của cá dẫn tới cá yếu và chết.
- Phòng trị bệnh: áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp hoặc dùng Potassium dichromate 20-24g/m3.
Nếu cá có vết thương có thể bôi trực tiếp dung dịch Potassium dichromate 5% hoặc dùng iodine 5%.
Muối: 25kg/m3/10-15 phút hoặc 10kg/m3/20 phút; 1-2kg/m3 không giới hạn thời gian.
Dung dịch KMnO4 với nồng độ 100g/m3 thời gian kéo dài cho đến khi cá xuất hiện sốc.
Formalin 0,4-0,5ml/l trong một giờ.
CusO4 100g/m3 10-30 phút.
Griseofulvin 10 ppm/không giới hạn thời gian.
Tetracylin 5000mg/m3 nước, có sục khí trong quá trình tắm. Tắm định kỳ hàng ngày, khoảng 1 tuần, mỗi lần tắm 5-15 phút theo thể trạng của cá.
Related news
Cá chình rất mẫn cảm với các yếu tố môi trường. Khi môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cá và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh phát triển.
Theo chân anh cán bộ khuyến nông huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi tham quan mô hình nuôi cá chình trong bể xi măng theo hướng thâm canh tại hộ chị Đặng Thị Minh Thuý, xã Bình Thạnh.
Ông Nguyễn Thanh Hùng là một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.
Giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật nuôi cá chình trong ao để đạt tỷ lệ sống cao: xây dựng ao nuôi, chuẩn bị ao nuôi, chọn giống và thả giống, chăm sóc và quản lý, điều trị một số bệnh, thu hoạch.
Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục… Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ).