Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Mô Hình Nuôi Ong Mật

Một Mô Hình Nuôi Ong Mật
Ngày đăng: 27/12/2013

Từ năm 1995, định cư tại ấp Phước Xuân, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), ông Nguyễn Hữu Thành bắt đầu trở lại với nghề nuôi ong.

Ông tận dụng cây tạp ở vườn nhà để đóng thùng và đi tìm bắt tổ ong về nuôi rồi từ từ nhân đàn. Sau thời gian khôi phục lại đàn ong bị chết do phun thuốc trừ sâu bệnh trên cây nhãn, hiện nay, ông có 192 đàn ong mật (thùng ong). Nói về hiệu quả, ông Thành chia sẻ: Ong không mua mà tự bắt nuôi rồi từ từ tách đàn.

Không tốn chi phí cho ăn mà chủ yếu là bỏ công di chuyển đàn ong đến những nơi có nhiều hoa và để một chỗ khoảng 30-35 đàn, nếu để tập trung thì không có đủ hoa để ong hút mật. Khi đó mật ong sẽ có chất lượng ngon, chủ yếu là từ thiên nhiên, không có đường nên được nhiều người ưa chuộng. Còn sáp ong được tự nấu thành tàn ong nhân tạo.

Chính sự cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động đã giúp ông Thành phát triển kinh tế hộ gia đình ngày càng hiệu quả.

Ông Thành cho biết, qua hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông thấy nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ, chịu khó chăm sóc và am hiểu về đặc tính của ong (xây tổ, chia đàn), am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Đồng thời, phải nắm bắt các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong như thối ấu trùng, ỉa chảy, bệnh ký sinh trùng, hội chứng ngộ độc… để có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong.

Hiện ông Thành đang dưỡng đàn ong để đến sau Tết Giáp Ngọ khoảng tháng 3 âm lịch thời tiết ấm áp cây cối ra hoa, là lúc ong chăm chỉ hút mật. Những lúc này, mỗi lần quay, một đàn ong cho từ 1-1,5 lít mật.

Loại hoa để ong lấy mật tốt nhất là hoa của các loại cây ăn quả như hoa dừa, nhãn, bưởi, cam, ca cao, chôm chôm…, đặc biệt là hoa dừa rất tốt cho mật đậm đặc, hương vị không gắt. Trung bình mỗi năm, 192 đàn ong cho khoảng 960 lít mật cung cấp chủ yếu cho các điểm du lịch ở Tiền Giang với giá khoảng 75 ngàn đồng/lít.

Ông Thành cho biết, ông nhân đàn ong nhanh là vì ông thường xuyên theo dõi ong chúa, cứ khoảng 1 năm là thay ong chúa/lần, thay vì để từ 3-5 năm.

Thành công từ mô hình nuôi ong lấy mật đã giúp gia đình ông có cuộc sống khá giả. Căn nhà tường khang trang được xây dựng hồi năm 2008 nhờ tích lũy từ nghề nuôi ong. Nghề nuôi ong đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình ông.

Ông Đặng Văn Minh - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phước Xuân, cho biết: “Anh Thành là một hội viên nông dân tiêu biểu, cần cù, có nhiều sáng kiến trong sản xuất. Cũng nuôi ong như mọi người nhưng anh Thành biết nghĩ ra cách làm sao để ít tốn chi phí đầu tư mà mang lại lợi nhuận cao. Đây là điều mà Chi hội Nông dân ấp Phước Xuân đang hướng tới để giúp nông hộ làm kinh tế, đặc biệt là hộ nghèo”.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển Thuỷ Sản Và Bài Học Tiêu Úng Phát Triển Thuỷ Sản Và Bài Học Tiêu Úng

Bắc Giang có diện tích nuôi trồng thuỷ sản vào khoảng 12. 000 ha, sản lượng đạt trên 27 nghìn tấn/năm và là địa phương có diện tích và sản lượng thuỷ sản lớn thứ 2 trong số 14 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, sau Quảng Ninh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề tiêu úng đối với các vùng nuôi trồng thuỷ sản vẫn bộc lộ những bất cập.

05/09/2013
Thả 1,2 Triệu Con Cá Giống Xuống Búng Bình Thiên Thả 1,2 Triệu Con Cá Giống Xuống Búng Bình Thiên

Ngày 30-8, UBND huyện An Phú tổ chức lễ phát động và thả 1.500kg cá giống, với số lượng khoảng 1,2 con giống, thuộc 20 loại cá bản địa có nguồn gốc từ tự nhiên xuống Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu đến dự và tham gia lễ thả cá.

05/09/2013
Quản Lý Chặt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thủy Sản Quản Lý Chặt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thủy Sản

Ngày 29-8, ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng các thành viên đoàn giám sát đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

05/09/2013
Cần Quản Lý Chặt Chẽ Việc Nuôi Cá Lau Kính Cần Quản Lý Chặt Chẽ Việc Nuôi Cá Lau Kính

Số liệu thống kê cho thấy, đến nay đã có khoảng 50 loài thủy sinh vật ngoại lai được nhập vào Việt Nam với mục đích nuôi thương phẩm và khoảng 190 loài cá cảnh được nhập để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí. Trong sô các loài cá cảnh được nhập có cá lau kính, hay còn gọi là cá tỳ bà hoặc cá dọn bể (Hypostomus punctatus).

06/09/2013
Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú?: Khổ Vì Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Chọn Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú?: Khổ Vì Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Hiện nay, tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) tràn lan, không thể kiểm soát đã thật sự làm đau đầu ngành Nông nghiệp. Các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh từ đối tượng “ngoại lai” này. Bởi, TTCT gây tác động xấu đến môi trường và tính đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững.

06/09/2013