Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Một Mô Hình Nuôi Ong Mật

Một Mô Hình Nuôi Ong Mật
Publish date: Friday. December 27th, 2013

Từ năm 1995, định cư tại ấp Phước Xuân, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), ông Nguyễn Hữu Thành bắt đầu trở lại với nghề nuôi ong.

Ông tận dụng cây tạp ở vườn nhà để đóng thùng và đi tìm bắt tổ ong về nuôi rồi từ từ nhân đàn. Sau thời gian khôi phục lại đàn ong bị chết do phun thuốc trừ sâu bệnh trên cây nhãn, hiện nay, ông có 192 đàn ong mật (thùng ong). Nói về hiệu quả, ông Thành chia sẻ: Ong không mua mà tự bắt nuôi rồi từ từ tách đàn.

Không tốn chi phí cho ăn mà chủ yếu là bỏ công di chuyển đàn ong đến những nơi có nhiều hoa và để một chỗ khoảng 30-35 đàn, nếu để tập trung thì không có đủ hoa để ong hút mật. Khi đó mật ong sẽ có chất lượng ngon, chủ yếu là từ thiên nhiên, không có đường nên được nhiều người ưa chuộng. Còn sáp ong được tự nấu thành tàn ong nhân tạo.

Chính sự cần cù, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động đã giúp ông Thành phát triển kinh tế hộ gia đình ngày càng hiệu quả.

Ông Thành cho biết, qua hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi ong, ông thấy nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ, chịu khó chăm sóc và am hiểu về đặc tính của ong (xây tổ, chia đàn), am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Đồng thời, phải nắm bắt các loại bệnh có thể xảy ra đối với đàn ong như thối ấu trùng, ỉa chảy, bệnh ký sinh trùng, hội chứng ngộ độc… để có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong.

Hiện ông Thành đang dưỡng đàn ong để đến sau Tết Giáp Ngọ khoảng tháng 3 âm lịch thời tiết ấm áp cây cối ra hoa, là lúc ong chăm chỉ hút mật. Những lúc này, mỗi lần quay, một đàn ong cho từ 1-1,5 lít mật.

Loại hoa để ong lấy mật tốt nhất là hoa của các loại cây ăn quả như hoa dừa, nhãn, bưởi, cam, ca cao, chôm chôm…, đặc biệt là hoa dừa rất tốt cho mật đậm đặc, hương vị không gắt. Trung bình mỗi năm, 192 đàn ong cho khoảng 960 lít mật cung cấp chủ yếu cho các điểm du lịch ở Tiền Giang với giá khoảng 75 ngàn đồng/lít.

Ông Thành cho biết, ông nhân đàn ong nhanh là vì ông thường xuyên theo dõi ong chúa, cứ khoảng 1 năm là thay ong chúa/lần, thay vì để từ 3-5 năm.

Thành công từ mô hình nuôi ong lấy mật đã giúp gia đình ông có cuộc sống khá giả. Căn nhà tường khang trang được xây dựng hồi năm 2008 nhờ tích lũy từ nghề nuôi ong. Nghề nuôi ong đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình ông.

Ông Đặng Văn Minh - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Phước Xuân, cho biết: “Anh Thành là một hội viên nông dân tiêu biểu, cần cù, có nhiều sáng kiến trong sản xuất. Cũng nuôi ong như mọi người nhưng anh Thành biết nghĩ ra cách làm sao để ít tốn chi phí đầu tư mà mang lại lợi nhuận cao. Đây là điều mà Chi hội Nông dân ấp Phước Xuân đang hướng tới để giúp nông hộ làm kinh tế, đặc biệt là hộ nghèo”.


Related news

Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định) Phòng Trừ Bọ Cánh Cứng Hại Dừa Ở Hoài Nhơn (Bình Định)

Tháng 7.2012, Ban Quản lý Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Định đã phối hợp với Trường Ðại học Nông Lâm (ÐHNL) Huế xây dựng mô hình “Phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa bằng phương pháp sinh học sử dụng bọ đuôi kiềm”. Mô hình đã đạt kết quả khả quan.

Tuesday. May 28th, 2013
Tổ Nuôi Ếch Làm Ăn Hiệu Quả Tổ Nuôi Ếch Làm Ăn Hiệu Quả

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh, trong đó có xã Tân Kiều (Đồng Tháp). Hiện tại toàn xã có gần 100 hộ nuôi ếch, tập trung nhiều ở ấp 4. Đây được xem là nghề thoát nghèo của nhiều gia đình.

Tuesday. October 1st, 2013
Đưa Vỏ Cà Phê Trở Lại Vườn Cây Đưa Vỏ Cà Phê Trở Lại Vườn Cây

Thực hành quy trình “Ứng dụng men vi sinh trong sản xuất phân hữu cơ sinh học từ nguồn vỏ cà phê” của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp Lâm Đồng, nông dân Lâm Đồng đã và đang tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư các nguồn dinh dưỡng để chăm sóc cho cây trồng.

Wednesday. July 31st, 2013
Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm Trắng Lan Rộng Nguy Cơ Dịch Bệnh Đốm Trắng Lan Rộng

Chưa đầy 2 tháng xuống giống ở Hà Tĩnh, dịch bệnh đốm trắng đã xuất hiện tại các vùng nuôi tôm Kỳ Anh, Lộc Hà, gây thiệt hại cho người nuôi. Mặc dù ngành chuyên môn tích cực triển khai dập dịch nhưng nguy cơ dịch bùng phát khó tránh khỏi.

Wednesday. May 29th, 2013
41,7 Héc-Ta Sản Xuất Tôm Càng Xanh Theo Chuỗi Giá Trị 41,7 Héc-Ta Sản Xuất Tôm Càng Xanh Theo Chuỗi Giá Trị

Thực hiện Đề án chuỗi giá trị sản xuất tôm càng xanh tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2015 (do Sở Công thương chủ trì), Trung tâm Giống thủy sản tỉnh đã khảo sát và thống kê các hộ đăng ký tham gia chuỗi giá trị, với tổng diện tích 41,7 héc-ta, năng lực cung cấp 50,04 tấn/năm.

Tuesday. October 1st, 2013