Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mỗi Xã, Phường Ở TP Hà Tĩnh Cần Xây Dựng 1 Mô Hình Kinh Tế Lớn

Mỗi Xã, Phường Ở TP Hà Tĩnh Cần Xây Dựng 1 Mô Hình Kinh Tế Lớn
Ngày đăng: 08/03/2014

Sáng nay (8/3), Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Võ Kim Cự đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở xã Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) và làm việc với cán bộ cốt cán các xã, phường có sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Tĩnh.

Mỗi xã, phường ở TP Hà Tĩnh cần xây dựng 1 mô hình kinh tế lớn

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay, thành phố đã có 1 xã đạt chuẩn, phấn đấu đến cuối năm 2014 có thêm 1 xã Thạch Môn cán đích nông thôn mới. Riêng xã Thạch Đồng, đến nay, mới đạt 8 tiêu chí, trong đó các tiêu chí đạt được chưa thực sự bền vững, đặc biệt tiêu chí thu nhập đã đạt nhưng trong xã chưa hình thành được các mô hình phát triển sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã trên các lĩnh vực…

Theo báo cáo, năm 2013, người dân trên địa bàn xã Thạch Đồng chủ yếu phát triển mạnh về tiểu thủ công nghiệp với hơn 100 hộ, trong đó 33 hộ làm thường xuyên, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Tổng kinh phí xây dựng NTM của xã Thạch Đồng trong năm 2013 đạt gần 2 tỷ đồng.

Mỗi xã, phường ở TP Hà Tĩnh cần xây dựng 1 mô hình kinh tế lớn

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự chỉ rõ những hạn chế trong quá trình thực hiện nông thôn mới ở xã Thạch Đồng nói riêng và thành phố nói chung, như: phát triển sản xuất thấp; chưa thực hiện liên kết hóa, xã hội hóa, doanh nghiệp hóa; vai trò quản lý nhà nước còn yếu kém trên các lĩnh vực; việc lãnh đạo, chỉ đạo từ thành phố xuống xã, phường còn buông lỏng, chưa khơi dậy động lực phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Do đó, tốc độ phát triển kinh tế xã hội của các xã, phường ở thành phố chưa ngang tầm với sự phát triển chung của tỉnh dù địa phương có nhiều lợi thế.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thành phố huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, triển khai nông thôn mới một cách quyết liệt, sâu sát và cụ thể; quán triệt lại các chủ trương, chính sách, các quyết định về nông thôn mới và phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho các xã phường và tổ chức, đoàn thể trong xây dựng nông thôn mới.

Thành ủy Hà Tĩnh và Ban chấp hành các xã, phường cần chỉ đạo thực hiện có hiệu quả tái cấu trúc kinh tế theo hướng xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh với phương châm liên kết hóa, xã hội hóa, doanh nghiệp hóa; gắn nông thôn mới với việc phát triển mạnh các mô hình dịch vụ thương mại du lịch quy mô vừa, nhỏ; khuyến khích các hộ cá thể phát triển kinh doanh, trước mắt cần xây dựng các mô hình sản xuất rau, hoa theo hướng quy mô nhỏ.

Bên cạnh đó, thành phố cần tổ chức cho các xã, phường đi tham quan nghiên cứu các mô hình phát triển sản xuất kinh doanh ở các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các mô hình về chăn nuôi, về rau củ quả. Ít nhất mỗi xã, phường phải xây dựng 1 mô hình lớn, 3 – 5 mô hình vừa, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp và xây dựng các mô hình mẫu, thôn mẫu để tổng kết và nhân rộng.

Thành phố và các xã, phường cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hộ phát triển sản xuất kinh doanh; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.

Ban chỉ đạo chương trình nông thôn mới thành phố, xã, phường cần chỉ đạo thường xuyên, sâu sát để đạt kết quả cao; quan tâm và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vừa có tâm huyết, trách nhiệm cao để chương trình nông thôn mới ở thành phố thực sự khởi sắc trong thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Việt đuối theo tỷ giá Tôm Việt đuối theo tỷ giá

Tỷ giá biến động, giá nguyên liệu nhân công tăng cao khiến sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

21/08/2015
Cuộc sống mới ở Trại Bò Cuộc sống mới ở Trại Bò

Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.

21/08/2015
Sản xuất thức ăn chăn nuôi cuộc chiến đang hồi gay cấn Sản xuất thức ăn chăn nuôi cuộc chiến đang hồi gay cấn

Không ít doanh nghiệp ví Đồng Nai là “thủ phủ” sản xuất thức ăn chăn nuôi của cả nước, vì mỗi năm các nhà máy trong tỉnh cung cấp cho thị trường trên 2,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Hiện tại, đây vẫn là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.

21/08/2015
Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi Tăng cường kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

UBND tỉnh vừa ban hành chỉ thị về kiểm soát, ngăn ngừa việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn Đồng Nai. Theo đó, Chi cục Thú y Đồng Nai tiếp tục tăng cường thực hiện lấy mẫu kiểm tra, giám sát chất cấm tại các trang trại chăn nuôi, các cơ sở giết mổ… Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện “Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi”.

21/08/2015
Đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên trước nguy cơ biến mất Đặc sản sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên trước nguy cơ biến mất

Sò huyết, đặc sản đầm Ô Loan, ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên gần như bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ biến mất do mất cân bằng sinh thái.

21/08/2015