Mỗi Năm Thất Thoát Hơn 6 Triệu Tấn Lúa

Tổn thất về sản lượng lúa trong và sau thu hoạch hiện còn rất cao, khoảng 6 triệu tấn/năm, tương đương 24 ngàn tỷ đồng
Đây là số liệu do Câu lạc bộ hỗ trợ Nông gia ĐBSCL đưa ra tại Hội thảo chuyên đề “ Nâng cao chất lượng hạt thóc, hạt gạo ĐBSCL” được tổ chức hôm nay (9/8) tại TP. Cần Thơ.
Theo Viện lúa ĐBSCL tổn thất sản lượng lúa tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản xay xát chế biến chiếm hơn 11% và tổn thất do chất lượng lúa giảm về chất lượng dẫn đến giảm về giá trên thị trường ở mức 13%.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao lợi nhuận cho nông dân, tại hội thảo nhiều đại biểu đề nghị cần thực hiện đồng bộ trong toàn bộ các khâu tại đồng ruộng như đầu tư máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa; đầu tư các dây chuyền công nghệ trong nhà máy cũng như trên thị trường kinh doanh lúa gạo.
Trong đó, khâu làm khô lúa và tồn trữ lúa khô đúng quy cách để đảm bảo chất lượng hạt thóc, hạt gạo là vấn đề quan trọng. Do vậy cần phải cải tiến nhanh hơn nữa khâu làm khô, tồn trữ theo hướng cơ giới hóa và hiện đại hóa ngành xay xát và chế biến để nâng cao chất lượng hạt thóc, hạt gạo ĐBSCL.
Có thể bạn quan tâm

Đại Lộc là nơi có diện tích trồng chuối thương phẩm lớn với 650ha. Trong đó, các địa phương như Đại Hòa, Đại Hiệp, thị trấn Ái Nghĩa sở hữu hàng trăm héc ta ruộng chuối. Bà Nguyễn Thị Lượm (khu 4, thị trấn Ái Nghĩa) than: “Rứa là hết, gần một mẫu chuối hờn và chuối tiêu hư rồi còn đâu. Mai mốt ni lấy chi bán để chợ búa hàng ngày, lo chuyện phải không. Ở phòng trọ tạm bợ không an toàn, đứa con gái út đang học tại Đà Nẵng về nhà tránh bão. Sau khi gió tan, hắn vội vã đi liền vì ở lại thì sợ nước lụt cô lập, ngày mai không tới trường học được. Tôi đưa cho con 500 nghìn đồng lo ăn ở, học hành. Tiền nớ đều nhờ chuối mà ra” - bà Lượm bần thần nói.

Vượt qua áp lực về chi phí tăng cao cũng như biến động của thời tiết, những ngày này ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đồng loạt bám biển với vụ cá bắc. Ngành chức năng cũng đang triển khai các phương án trợ giúp ngư dân sản xuất an toàn, hiệu quả trong mỗi chuyến biển.

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Con số vựa thu mua thủy hải sản tại mỗi bến cảng chỉ một vài nhưng thú vị là các chủ vựa luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Đó là những người hét ra lửa.