Mỗi Năm Thất Thoát Hơn 6 Triệu Tấn Lúa
Tổn thất về sản lượng lúa trong và sau thu hoạch hiện còn rất cao, khoảng 6 triệu tấn/năm, tương đương 24 ngàn tỷ đồng
Đây là số liệu do Câu lạc bộ hỗ trợ Nông gia ĐBSCL đưa ra tại Hội thảo chuyên đề “ Nâng cao chất lượng hạt thóc, hạt gạo ĐBSCL” được tổ chức hôm nay (9/8) tại TP. Cần Thơ.
Theo Viện lúa ĐBSCL tổn thất sản lượng lúa tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi sấy, bảo quản xay xát chế biến chiếm hơn 11% và tổn thất do chất lượng lúa giảm về chất lượng dẫn đến giảm về giá trên thị trường ở mức 13%.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao lợi nhuận cho nông dân, tại hội thảo nhiều đại biểu đề nghị cần thực hiện đồng bộ trong toàn bộ các khâu tại đồng ruộng như đầu tư máy gặt đập liên hợp để cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa; đầu tư các dây chuyền công nghệ trong nhà máy cũng như trên thị trường kinh doanh lúa gạo.
Trong đó, khâu làm khô lúa và tồn trữ lúa khô đúng quy cách để đảm bảo chất lượng hạt thóc, hạt gạo là vấn đề quan trọng. Do vậy cần phải cải tiến nhanh hơn nữa khâu làm khô, tồn trữ theo hướng cơ giới hóa và hiện đại hóa ngành xay xát và chế biến để nâng cao chất lượng hạt thóc, hạt gạo ĐBSCL.
Related news
Trung tâm Nghiên cứu và sản xuất dược liệu (NCSXDL) Miền Trung (thuộc Công ty TNHH Sản xuất thương mại (SXTM) Hồng Đài Việt) ở thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa, đang trồng và bảo tồn hơn 20 loại cây dược liệu quý; trong đó nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng như xáo tam phân, cây mật nhân và đặc biệt là cây nhân sâm Phú Yên.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện, diện tích sản xuất theo cánh đồng lớn của tỉnh Cà Mau tăng đáng kể, đến nay trên 15.000 ha.
Theo Cục Trồng trọt, hiện nay cả nước có gần 11.800 ha ca cao, trồng nhiều nhất là tỉnh Bến Tre, gần 2.800 ha, thấp nhất là Gia Lai 9,6 ha.
Do giá hạt tiêu trên thị trường luôn ở mức cao so với nhiều loại nông sản chủ lực khác ở Tây Nguyên, nên trong những năm gần đây, nông dân đã ồ ạt trồng tiêu, bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng, khiến diện tích hồ tiêu tăng nhanh. Việc phát triển “nóng” nêu trên không chỉ phá vỡ quy hoạch các loại cây trồng mà còn kéo theo nhiều hệ lụy khác. Vì vậy, để cây hồ tiêu phát triển bền vững, đòi hỏi những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và lâu dài.
Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.