Hiệu Quả Cao Từ Nuôi Hải Sâm Kết Hợp Tôm Sú
Ở xã Xuân Hải (TX Sông Cầu) hiện có một số hộ áp dụng mô hình nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú rất thành công. Mô hình này chi phí đầu tư ít, chủ yếu lấy công làm lời, nhưng hiệu quả mang lại rất ổn định.
Ông Nguyễn Văn Mỹ ở xã Xuân Hải cho biết: “Trước đây, gia đình tôi cũng chỉ nuôi các loại tôm sú, tôm thẻ chân trắng… như bà con quanh vùng. Tuy nhiên, do môi trường nuôi ngày càng ô nhiễm nặng, tôm bị bệnh nên lỗ vốn. Đúng thời điểm đó, con tôi ở Cam Ranh (Khánh Hòa) góp ý chuyển sang nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú.
Lúc bắt đầu thả giống, tôi rất lo lắng. Tuy nhiên, vụ nuôi đầu tiên, tôi đã thắng lợi”. Theo ông Mỹ, gia đình ông bắt đầu nuôi hải sâm kết hợp với tôm sú từ năm 2008 đến nay và năm nào cũng có lãi. Vụ nuôi năm nay, gia đình ông Mỹ thả 30.000 con giống hải sâm với diện tích 1,3ha/5 hồ nuôi.
Hải sâm là đối tượng chính trong hồ nuôi còn tôm là đối tượng nuôi phụ. Tuy nhiên, thức ăn đầu tư cho hải sâm hầu như không có mà chủ yếu hải sâm ăn lại thức ăn thừa của tôm và ăn các chất hữu cơ khác có trong lớp đáy bùn ao. Người ta ví hải sâm như một bộ máy làm sạch môi trường trong hồ nuôi.
Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Văn Mỹ đã nhận con giống hải sâm từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III để về nuôi ươm và cung cấp giống cho bà con quanh vùng. Theo ông Mỹ, thời gian nuôi ươm con giống để bán khoảng 45 ngày, giá bán bình quân là 3.000 đồng/con.
Kỹ thuật từ khi nuôi ươm cho đến khi nuôi thương phẩm đều rất đơn giản, tuy nhiên muốn nuôi hải sâm thành công cần chú ý các đặc điểm như hồ nuôi phải có lớp đáy bùn để hải sâm dùng làm thức ăn và nơi trú ẩn, phải vệ sinh ao nuôi để loại trừ các loại cua, ghẹ. Trong quá trình nuôi cần bổ sung phân bò ủ hoai với liều lượng từ 30 đến 50kg/1.000m2 ao hồ, mục đích để gây màu và tảo làm thức ăn cho hải sâm.
Sản lượng thu hoạch vụ nuôi này riêng hải sâm khoảng 2 tấn, giá bán 100.000 đồng/kg (tương đương 200 triệu đồng). Trừ các khoản chi phí và cộng với tiền xuất bán tôm sú nuôi kết hợp, ông Mỹ có lãi gần 200 triệu đồng. Ông Nguyễn Văn Mỹ cho biết: “Mô hình nuôi hải sâm kết hợp tôm sú rất hiệu quả.
Với diện tích hồ nuôi như trên, hàng năm, gia đình thu nhập ổn định từ 150 đến 200 triệu đồng, chủ yếu lấy công làm lời chứ chi phí đầu tư rất ít. Thời gian tới, gia đình tôi tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp con giống cho bà con quanh vùng có nhu cầu nuôi theo mô hình này”.
Có thể bạn quan tâm
Khảo sát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ năm 2010 đến nay trên địa bàn huyện Mộ Đức, UBND huyện cho biết đã phê duyệt 77 phương án bồi thường (PABT), hỗ trợ và tái định cư (TĐC) với tổng diện tích đất đã thu hồi hơn 2.000ha của 4.896 hộ. Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ trên 239 tỷ đồng.
Vụ mùa năm nay, Trạm Khuyến nông huyện Võ Nhai phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai DK 6919 tại xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến với quy mô 1ha (ảnh), giống đối chứng là ngô lai NK 67 đang được trồng phổ biến tại địa phương.
Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Quảng Ngãi thoát nghèo là nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH). Tuy vậy, sau niềm vui thoát nghèo cuộc sống vẫn còn bấp bênh nên rất cần có một nguồn vốn ưu đãi tiếp theo để họ phát triển kinh tế.
Vì thế, lệnh áp thuế đối với cá tra nhập khẩu từ VN sẽ được tiếp tục áp dụng. Tháng 6.2014, ITC thông báo mở cuộc rà soát lần thứ 2; đến ngày 29.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định liên quan đến đợt rà soát lần 2 và kết luận việc dỡ bỏ lệnh thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá.
Ngày 29/1/2012, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đón sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, nhà máy luôn duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt công suất cao. Sản lượng Đạm Cà Mau hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước, đưa Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) trở thành một trong những nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam.