Phân Bón Trụ Vững Thị Trường Campuchia

Trong khi XK nông sản của Việt Nam sang Campuchia hiện còn rất khiêm tốn, thì XK các loại vật tư nông nghiệp như phân bón, TĂCN lại đang tăng trưởng khá mạnh.
Sự khiêm tốn của nông sản Việt Nam XK sang Campuchia thấy rất rõ qua thống kê của Tổng cục Hải quan. Trong nửa đầu năm nay, XK thủy sản sang Campuchia chỉ đạt giá trị trên 7,3 triệu USD, gỗ và sản phẩm gỗ trên 1,5 triệu USD, hàng rau quả trên 1,3 triệu USD, cà phê trên 665 ngàn USD … Các mặt hàng nông sản khác XK sang Campuchia với giá trị không đáng kể.
Trái ngược với các mặt hàng nông sản, nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp XK sang Campuchia lại đạt kim ngạch khá tốt, nhất là mặt hàng phân bón.
Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước ta XK được trên 553 ngàn tấn phân bón, trị giá hơn 192 triệu USD, trong đó thị trường Campuchia chiếm tới trên 215 ngàn tấn và trên 80 triệu USD.
Có thể nói Campuchia đang là thị trường lớn nhất của phân bón Việt Nam và bỏ xa thị trường đứng thứ 2 là Hàn Quốc (gần 73 ngàn tấn, trên 20 triệu USD). Phân bón Việt Nam XK sang Campuchia gần như đủ mặt các chủng loại quan trọng mà ngành phân bón đã sản xuất được.
Trong đó, nhiều nhất là urê với lượng XK đạt trên 56 ngàn tấn (5 tháng đầu năm). Tiếp đó là NPK trên 36 ngàn tấn, DAP trên 34 ngàn tấn …
Bên cạnh đó, các DN Việt Nam cũng tiến hành XK theo hình thức tạm nhập tái xuất một lượng khá lớn phân Kali (là loại phân bón mà Việt Nam chưa sản xuất được). Trong 5 tháng đầu năm nay, đã có trên 11 ngàn tấn phân kali từ Việt Nam đi sang Campuchia theo hình thức tạm nhập tái xuất.
So với cùng kỳ năm ngoái, cả lượng và giá trị phân bón XK sang Campuchia đều giảm (6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam XK sang Campuchia hơn 240 ngàn tấn phân bón, trị giá gần 100 triệu USD).
Nhưng theo nhận định của một số DN, giảm chủ yếu là do ảnh hưởng từ sự ảm đạm chung của thị trường phân bón thế giới. Còn nhìn chung, việc XK và tiêu thụ phân bón Việt Nam ở Campuchia vẫn diễn ra một cách bình thường.
Nhiều loại phân bón và thương hiệu phân bón Việt Nam đã có được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Campuchia như NPK Bình Điền, urê Phú Mỹ.
Và cho dù các DN đang đẩy mạnh XK phân bón sang nhiều nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar …, thì chắc chắn trong những năm tới, Campuchia vẫn sẽ tiếp tục là đầu ra XK quan trọng nhất của phân bón Việt Nam.
TĂCN cũng là loại vật tư nông nghiệp mà các DN Việt Nam đang đẩy mạnh XK sang thị trường Campuchia. Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội TĂCN cho biết, một số DN không chỉ XK mà còn sang đầu tư nhà máy sản xuất TĂCN ngay tại Campuchia nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu cám gạo, ngô, sắn … tương đối rẻ ở đây. Nhiều DN khác cũng đang tìm hiểu thủ tục xây dựng nhà máy sản xuất TĂCN ngay tại Campuchia.
Tuy nhiên, thủ tục rườm rà, phức tạp đang là một trong những trở ngại lớn nhất, khiến cho nhiều DN sản xuất TĂCN còn e ngại đầu tư vào Campuchia
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thanh An, xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước) đã thành công với mô hình trồng xen cây chanh trong hơn 2 ha cao su của gia đình. Nhờ nắm bắt kỹ thuật, chăm sóc tốt nên chanh luôn đạt năng suất và cho thu nhập cao.

Sam biển là một loại đặc sản vùng biển được nhiều thực khách ưa thích do lạ mắt, thịt ngon chẳng kém gì cua. Tuy nhiên, khi vào mùa sam biển có nhiều trường hợp ăn nhầm “so biển” (có hình dạng gần giống sam biển, mang chất độc) dẫn đến bị ngộ độc, thậm chí bị tử vong.

Tính đến tháng 2.2014, tổng đàn gia súc của huyện Đồng Văn có trên 70.800 con đang phát triển ổn định. Mặc dù trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài, nhiều vùng còn có băng giá, tuyết rơi, song toàn huyện không có trâu, bò bị chết do đói, rét. Kết quả đó là do huyện Đồng Văn đã có kế hoạch, phương án triển khai phòng, chống rét cho gia súc hiệu quả, được người dân hưởng ứng thực hiện.

Theo thông tin thu thập được từ các ngành chức năng, tại các khu vực M176, 177, 286, 304, 305 và chợ biên giới, các tư thương Trung Quốc tập trung mua mầm cây thảo quả với giá giao động khoảng 14 NDT/kg (tăng gấp 3 lần so với thời gian trước).

Những ngày đầu năm, nhờ vào thời tiết “mưa thuận, gió hòa” nên ngư dân các phường Quỳnh Dị, Quỳnh Phương của thị xã Hoàng Mai ra khơi trúng đậm, đặc biệt là bội thu cá trỏng.