Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu
Có thể kể đến như Đoàn thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Kênh truyền hình Nông nghiệp - nông thôn VTC16, Hội tình nguyện Lam Sơn, nhóm từ thiện “Cơm ngựa chứng”...
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin chuối “ế” tại xã Liên Châu, đoàn viên thanh niên trên toàn tỉnh đã nhanh chóng tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ cho nhân dân, đồng thời trực tiếp có mặt giúp bà con thu hoạch, vận chuyển chuối từ các vườn về nơi tiêu thụ tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Sau 2 ngày, khoảng 1.000 buồng chuối với giá 50.000 đồng/ buồng đã được tiêu thụ hết.
Những ngày tới, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc sẽ cố gắng tiếp tục tìm nguồn tiêu thụ cho bà con.
Nếu như cách đây gần một tuần, nhiều hộ trồng chuối tại xã Liên Châu như ngồi trên lửa do chuối không có thương lái về thu mua hoặc có thu mua cũng chỉ với giá rất bèo chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/buồng thì đến nay, bà con yên tâm phần nào khi chuối đã có đầu ra.
Thoăn thoắt đôi tay cùng với các đoàn viên thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc vận chuyển chuối lên chiếc xe tải 3 tấn sáng 21-10, nụ cười đã nở trên môi của ông Phan Văn Bình, trú tại thôn Nhật Chiêu 6, chủ vườn chuối rộng 10ha tại Liên Châu.
Ông cho hay, hai ngày qua, 1.000 buồng với giá 50.000 đồng/buồng của ông đã may mắn được “xuất vườn”.
Trao đổi với chúng tôi ngày 21/11, bà Bùi Thị Tuyết, cán bộ Nông nghiệp - môi trường UBND xã Liên Châu, huyện Yên Lạc cho biết, với sự giúp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, đến nay, hơn 130 tấn chuối của nhân dân trên địa bàn xã đã được tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm
Là một trong 4 ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước, trong những năm qua nghề khai thác, đánh bắt thuỷ sản của Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà dẫn đến hậu quả nguồn lợi thuỷ sản bị cạn kiệt, nhiều loài có giá trị kinh tế, quý hiếm ở vùng ven bờ đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng...
Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.
Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.
Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...