Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ôm nợ bởi thanh long trái vụ

Ôm nợ bởi thanh long trái vụ
Ngày đăng: 23/11/2015

Nhiều diện tích thanh long nghịch vụ của nông dân tỉnh Bình Thuận đã không thể ra hoa, kết trái do bị thiếu điện, không thể chong đèn.

Trong khi đó, giá thanh long dù đang trái vụ nhưng rất thấp, người trồng lỗ nặng.

Một mùa thất bát

Mùa thanh long trái vụ của nông dân Bình Thuận bắt đầu khoảng hơn 1 tháng qua.

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, biện pháp chong đèn cả đêm để kích thích thanh long ra hoa trái vụ những năm qua đã có lợi nhuận rất khá nhờ giá cao.

Thế nhưng, năm nay, họ đang phải đối mặt với một mùa thất bát.

“Chưa có năm nào như năm nay.

Giá thanh long rớt thê thảm, điện dùng để chong đèn cho thanh long lại thiếu trầm trọng nên chúng tôi đang khó trăm bề” - ông Văn Sĩ Bình, một nông dân xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, than thở.

Vào thời điểm hiện tại, tình trạng nhiều nhà vườn tại 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam (nơi có diện tích thanh long lớn nhất tỉnh Bình Thuận) đang chong đèn cho cây thanh long để đón đầu vụ nghịch nhưng không đậu trái khá phổ biến.

Nhiều vườn rộng cả chục hécta nhưng chỉ lác đác vài vạt ra hoa.

Nhiều vườn thậm chí không ra hoa dù đã chong đèn từ 15-20 ngày.

Bà Lê Thị Diễm, ngụ xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, phản ánh: “Cách đây khoảng 4 năm, chúng tôi đã được điện lực địa phương ký hợp đồng lắp đặt bình biến áp để chong đèn thanh long trái vụ.

Sau khi lắp đặt bình biến thế công suất 100 KW thì ngành điện cắt giảm công suất chỉ còn 50 KW; bình 50 KW cắt giảm còn 25 KW.

Không đủ điện để sản xuất, chúng tôi phản ánh thì điện lực trả lời do không đủ điện để cung cấp”.

Ngoài việc bị thiếu điện dẫn đến giảm năng suất thì người trồng thanh long ở Bình Thuận cũng đang đau đầu vì giá loại trái này liên tục giảm.

Hiện tại, thanh long loại đẹp chỉ ở mức từ 12.000-14.000 đồng/kg.

Do phải đầu tư tiền điện, phân tro, công chăm sóc… khá tốn kém nên với giá này, nông dân vẫn lỗ.

“Vào thời điểm này năm ngoài, giá thanh long từ 24.000-25.000 đồng/kg.

Với giá đầu mùa thấp thế này, sắp tới sẽ còn bi đát hơn” - nhiều nông dân khác rầu rĩ.

Xem thường cảnh báo

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Thuận cho biết nguyên nhân cây thanh long không cho trái ngoài yếu tố thiếu điện chong đèn thì một phần là do thời tiết không thuận lợi, bị kiệt sức vì khai thác quá mức.

Công ty Điện lực tỉnh Bình Thuận cũng thẳng thắn thừa nhận dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiện nay, diện tích thanh long có nhu cầu chong đèn nghịch vụ quá lớn, ngành điện không thể kham nổi.

“Còn về việc thanh long ở thời điểm trái vụ mà vẫn rớt giá thê thảm, chúng ta phải thừa nhận diện tích thanh long tăng quá nhanh, đã vượt quy hoạch hàng chục ngàn hécta, đang dẫn tới nguy cơ bất ổn cả trong sản xuất và tiêu thụ” - một cán bộ Sở NN-PTNT phân tích.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, việc tìm kiếm thị trường mới cho việc xuất khẩu thanh long còn hạn chế, người dân vẫn “tự bơi” là chính.

Thống kê cũng cho thấy hiện 80% sản lượng thanh long Bình Thuận chủ yếu được xuất khẩu qua Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, khá bấp bênh.

Nhiều năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận đã cảnh báo không vì được giá một vài vụ mà ồ ạt tăng diện tích trồng thanh long nhưng đã không được người dân lưu ý.

Trong khi đó, tăng diện tích cũng phát sinh nhiều vấn đề như: dịch bệnh khó kiểm soát, thiếu hụt điện năng, thị trường bị dội do “cung vượt quá cầu”… Hậu quả của câu chuyện trên, năm nay đã được chứng thực.

Vượt quy hoạch hơn 10.000 ha

Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, hiện tỉnh này có trên 26.000 ha trồng thanh long (vượt hơn 10.000 ha so với quy hoạch).

Sản lượng thu hoạch hằng năm đạt trên 500.000 tấn (chiếm 80% sản lượng thanh long cả nước).

Trong đó, diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP toàn tỉnh đạt gần 9.000 ha.


Có thể bạn quan tâm

Phòng trừ sâu đục thân hại lúa Phòng trừ sâu đục thân hại lúa

Sâu đục thân gây hại biến đổi tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Lúa từ thời kỳ mạ đến lúc trỗ bông đều có thể bị hại.

03/10/2015
Nhật Bản có thể nhập khẩu 100.000 tấn gạo từ Mỹ Nhật Bản có thể nhập khẩu 100.000 tấn gạo từ Mỹ

Tờ Inside U.S. Trade trích dẫn nguồn tin từ Quốc hội cho biết, Nhật Bản có thể cho phép nhập khẩu hơn 100.000 tấn gạo Mỹ thông qua thỏa thuận lúa gạo, được phân chia theo hạn ngạch mới của Nhật Bản (có tính thuế) và hạn ngạch hiện tại của WTO.

03/10/2015
Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng 37% trong chín tháng qua Xuất khẩu gạo của Campuchia tăng 37% trong chín tháng qua

Theo báo cáo vừa công bố của Cơ quan Dịch vụ xuất khẩu gạo Một cửa Campuchia, nước này đã xuất khẩu được 369.105 tấn gạo trong chín tháng đầu năm 2015, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2014.

03/10/2015
Thị trường trái cây nhập khẩu rộn ràng, xuất khẩu gian nan Thị trường trái cây nhập khẩu rộn ràng, xuất khẩu gian nan

Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu hàng trăm triệu USD trái cây để phục vụ thị trường nội địa. Liệu việc xuất khẩu trái cây Việt Nam sang thị trường "kỹ tính" như Nhật, Australia, Mỹ... có giải được bài toán đầu ra cho trái cây Việt Nam?

03/10/2015
Nuôi bò Úc tại Đồng Nai Nuôi bò Úc tại Đồng Nai

Thịt bò Úc đang tiêu thụ rất tốt tại thị trường Việt Nam. Thời gian qua, các doanh nghiệp đua nhau nhập khẩu bò Úc nguyên con về giết mổ và đưa đi tiêu thụ, một số doanh nghiệp lại chuyển sang nhập khẩu và bán giống bò Úc cho nông dân nuôi.

03/10/2015