Xóa sổ trên 1.500ha vùng nguyên liệu mía

Nguy cơ vùng nguyên liệu mía phục vụ cho Nhà máy đường Thới Bình sẽ bị mất là điều khó tránh khỏi.
Do giá mía xuống thấp liên tục trong 3 năm liền, người nông dân không còn mặn mà với cây mía.
Dù chính quyền địa phương vận động, Nhà máy đường Thới Bình cảnh báo mất vùng nguyên liệu, nhưng trước yêu cầu bức bách của cuộc sống, người trồng mía không thể giữ mía.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình, Cà Mau ngày 20.11 cho biết, hiện tại diện tích mía để cung ứng cho Nhà máy đường Thới Bình chỉ còn 700ha, trong tổng số trên 2.600ha được quy hoạch.
Nguyên nhân do giá mía liên tiếp xuống thấp, người trồng mía gặp nhiều khó khăn.
Người dân tự chuyển đổi sang mô hình lúa – tôm hoặc trồng gừng.
Được biết, giá gừng năm nay thương lái thu mua giao động từ 10.000 đồng/kg đến 12.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 có mức giá lên đến trên 20.000 đồng/kg.
Với mức giá trên, người trồng gừng tại huyện Thới Bình vẫn có lãi nhưng không nhiều.
Được biết, phòng trào trồng gừng tại Cà Mau chỉ mới xuất hiện vài năm gần đây, khi người dân đốn mía để chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi khác.
Thông kê của Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho thấy hiện tại diện tích trồng mía của cả tỉnh Cà Mau chỉ còn 700ha, giảm gần 1.000ha so với năm 2011.
Nguyên nhân do giá mía liên tiếp giảm trong 3 năm, người trồng mía không có lãi.
Đã có 175ha mía được người dân chuyển sang trồng gừng; 814ha mía chuyển sang lúa – tôm.
Sau chuyển đổi, mô hình trồng gừng đem đến lợi nhuận trung bình lên tới 430 triệu đồng/ha; lúa – tôm trên 65 triệu đồng/ha, ttrong khi trồng mía lợi nhuận chỉ trên 18 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 30/6, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị triển khai công tác quản lý lợn đực giống, quản lý thức ăn chăn nuôi năm 2015.

Dịch lở mồm long móng luôn là mối đe dọa đối với người chăn nuôi ở Quảng Nam. Nhiều năm qua, hầu như năm nào cũng có dịch. Đáng lo ngại là thời gian gần đây dịch lở mồm long móng bùng phát nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều đàn gia súc bị nhiễm bệnh, người chăn nuôi như đang ngồi trên đống lửa.
Bên những chiếc rổ nhựa chứa đầy ốc đinh được 3 người thân đang cào dưới đáy sông quanh khu vực TP Cà Mau, chị Nguyễn Thị Thuý, xã Dân Trạch Tây, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang, cười tươi cho hay, gần tháng qua, cứ khoảng 1,5 ngày cào ốc đinh, nhóm của chị thu hoạch trên 1 tấn. Với giá bán tại vuông tôm là 4.000 đồng/kg, chị Thuý thu về trên 4 triệu đồng.

Ngày 29 tháng 6, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015. Thứ trưởng Vũ Văn Tám chủ trì Hội nghị này.

Ngày 30/6, Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức hội thảo chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản quốc tế và kết nối thị trường, khả năng áp dụng tại Cà Mau.