Sụt giảm xuất khẩu gạo vào Kenya

Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên việc triển khai trồng lúa gạo và sản lượng thu hoạch tại Kenya không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng tại quốc gia này.
Bộ Nông nghiệp Kenya đang có kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng lúa gạo trong nước này vào năm 2018 bằng cách mở rộng diện tích trồng lúa, giảm tổn thất sau thu hoạch thông qua cơ giới hóa và cải thiện hệ thống sản xuất giống.
Bên cạnh đó, Tổ chức Nghiên cứu Chăn nuôi và Nông nghiệp Kenya (KARLO) cũng đang phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) trong việc nghiên cứu phát triển giống lúa có năng suất và chất lượng tốt mà không cần nhiều nước nhằm khắc phục điều kiện tự nhiên khô cằn tại phần lớn lãnh thổ nước này.
Tuy nhiên, việc sản xuất trong nước hầu như vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu nội địa, khiến cho nhu cầu NK gạo của Kenya tăng lên nhanh chóng.
Trong giai đoạn từ 2010-2013, gạo luôn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu XK của Việt Nam sang Kenya, chiếm từ 45-60% tổng kim ngạch XK của Việt Nam sang thị trường này.
Tuy nhiên kim ngạch XK gạo thường tăng giảm thất thường.
Năm 2011, kim ngạch XK mặt hàng gạo của Việt Nam sang Kenya đạt mức cao nhất là 37,5 triệu USD trên tổng giá trị 62,34 triệu USD hàng hóa các loại.
Kể từ năm 2012, kim ngạch XK gạo liên tục giảm sút, chỉ đạt 31,2 triệu USD, trước khi giảm xuống còn 13 triệu USD năm 2013 và 1,4 triệu USD năm 2014.
Theo Vụ Thị trường châu Phi Tây Nam Á (Bộ Công Thương): Gạo Việt Nam được ưa chuộng tại Kenya, tuy nhiên, trong 2 năm vừa qua, mặt hàng này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn về giá so với gạo Pakistan và Thái Lan.
Pakistan đã đạt được thỏa thuận giảm thuế NK gạo với Kenya.
Theo đó, gạo Pakistan chỉ chịu khoảng 35% thuế NK trong khi gạo các nước khác phải chịu trung bình mức thuế 60%.
Bên cạnh đó, việc XK gạo sang thị trường Kenya nói riêng và thị trường các nước châu Phi cũng gặp không ít khó khăn như những vấn đề trong khâu thanh toán.
Do năng lực tài chính có hạn nên nhà NK châu Phi thường đề nghị mua gạo trả chậm từ 30-90 ngày, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến).
Một trở ngại nữa là DN hai bên thường thiếu thông tin về thị trường, đối tác của nhau.
Vì vậy, để tránh rủi ro, các DN Việt Nam thường XK qua các công ty trung gian quốc tế.
Điều này làm cho giá gạo XK Việt Nam đội lên, làm giảm tính cạnh tranh và đôi khi thương hiệu gạo Việt Nam không được người tiêu dùng Kenya biết đến.
Tiềm năng thị trường khá lớn, nếu khắc phục được những tồn tại hiện có, đồng thời tăng cường hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa DN đôi bên, gạo Việt sẽ có nhiều cơ hội đẩy mạnh XK sang Kenya trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đang vào mùa thu hoạch rộ Hồng quân núi. Nhờ cây hồng quân mà bà con quanh khu vực Núi dài, Núi Két, Núi Cấm có được nguồn thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn, việc làm cho hàng trăm lao động khi vào mùa thu hoạch.

Nhờ sự cần cù, chịu khó, năng động trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ông Lâm Thành Thắm, ấp Cây Dâu, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã thành công từ việc trồng loại cây có múi với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Mặc dù đất sản xuất nông nghiệp không còn nhiều nhưng hàng năm số hội viên ND kết nạp mới vẫn tăng. Có được điều này là do các cấp Hội ND trong quận đã nỗ lực xây dựng và triển khai các hoạt động sát sao, thiết thực với lợi ích của hội viên.

Mới đây, ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư chi bộ khối phố Xuân Hà A1, phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP.Đà Nẵng, có đơn gửi Đảng ủy phường đề nghị cho giải thể chi hội nông dân (ND) tại khối phố. Đơn đề nghị của ông Dũng không được Đảng ủy phường chấp nhận.

Khắc phục những hạn chế, phát huy thế mạnh trong triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế là những nội dung được chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Hội Nông dân Việt Nam” do T.Ư Hội NDVN tổ chức chiều 13.10 tại Hà Nội.