Mở Ra Hướng Đi Mới Cho Nấm Rơm Và Rau Quả Lai Vung

Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.
Nhà my chế biến nấm rơm của Công ty Cổ phần Việt Mỹ có diện tích mặt bằng khoảng 1,2ha, tổng vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến đầu tháng 9/2013 khu nhà xưởng chính hoàn thành, công suất của nhà máy sẽ đạt từ 6 - 10 tấn nguyên liệu nấm mỗi ngày, bằng khoảng 1/5 tổng sản lượng nấm rơm của toàn huyện Lai Vung. Hiện một số thương lái nấm rơm ở huyện Lai Vung, ngoài việc thu mua giao nấm rơm qua các sạp chợ và hàng chuyển đi TP.HCM, còn giao cho nhà máy chế biến nấm rơm Công ty Cổ phần Việt Mỹ.
Nhà máy hoạt động với tổng công suất tiêu thụ sản phẩm mỗi tháng từ 400 - 600 tấn nấm, rau quả các loại. Dây chuyền sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP. Do trong thời gian hoạt động thử nghiệm nên mỗi ngày nhà máy chỉ chạy sản xuất 1 máy, với dòng sản phẩm nguyên liệu là nấm tươi. So với vài doanh nghiệp chế biến nấm rơm trước đây, Công ty Việt Mỹ có ưu thế hơn về thị trường, nhất là công nghệ chế biến xuất khẩu.
Ông Phan Bảo Minh - Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Mỹ cho biết: Công ty chúng tôi sản xuất bán nấm tươi và xuất khẩu hàng tươi sang thị trường tiêu thụ, chứ không phải đóng hàng muối như trước đây các Công ty khác đã làm. Bởi vì, so với hàng muối thì hàng tươi thơm ngon và giàu giá trị dinh dưỡng hơn.
Công ty thu mua nguyên liệu nấm theo giá cả thị trường và mua với giá cao hơn các thương lái từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, nhưng sản phẩm phải đảm bảo sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Phan Bảo Minh cho biết thêm: Thông qua hệ thống trạm truyền thanh của các xã, thị trấn, hằng tuần Công ty gởi thông báo trên hệ thống loa truyền thanh để cung cấp về giá nấm nguyên liệu thô hoặc rau quả, trái cây các loại cho nhân dân biết.
Theo anh Nguyễn Chí Công, ấp Thới Mỹ I, xã Vĩnh Thới có Công ty Việt Mỹ thu mua nấm của nông dân thì sản xuất khỏi lo đầu ra, vì giá cả sẽ ổn định hơn, không sợ giá lên xuống nữa. Trong thời gian tới, tôi quyết định mở rộng thêm diện tích từ 2.000m2 lên 3.000 - 4.000m2, để tăng thêm nguồn thu nhập kinh tế gia đình.
Ngoài việc thu mua sản phẩm, Công ty Việt Mỹ đã cấy, sản xuất được 10.000 chai meo giống chất lượng cao có nguồn gốc từ Đài Loan để cung cấp cho bà con Lai Vung trồng nấm trong vụ thu đông này.
Dự kiến, khoảng đầu tháng 10 Công ty sẽ đi vào hoạt động chính thức và tiến hành thu mua đóng gói một số sản phẩm mới như: bắp non, mít, mãng cầu, chôm chôm, nhãn...
Có thể bạn quan tâm

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo

Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.