Cánh Đồng Mẫu Lớn Mô Hình Hay Phần 2
Bài 2: Để nông dân an tâm trồng lúa - cần nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn
Tình trạng sản xuất nhỏ lẻ của bà con nông dân trong thời gian qua đã đưa tới lợi nhuận mang về cho bà con nông dân rất kém. Thêm vào đó đầu ra hạt gạo không ổn định, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới chưa lớn. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là muốn bà con nông dân cùng hợp tác lại để bà con có thể hưởng lợi từ các dịch vụ.
Ở đó các thành phần: nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học cùng bắt tay với nhau để tạo ra giá trị hạt gạo cao và thu nhập của bà con ngày càng tốt hơn. Trước đây, có rất nhiều mô hình sản xuất lớn theo chủ trương 1,3 triệu hécta lúa xuất khẩu, mô hình liên kết 4 nhà theo quyết định 80 của Chính phủ,…. Ở các địa phương cũng có nhiều cánh đồng lớn cho hiệu quả cao nhưng cũng không ít mô hình chết yểu sau vài vụ sản xuất. Vì vậy, mô hình cánh đồng mẫu lớn khoảng 300-500 hécta là tốt nhứt. Theo PGS- Tiến sĩ Phạm Văn Dư - Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, vụ Hè Thu năm 2011, mô hình cánh ðồng mẫu lớn ðã được triển khai, bước ðầu mang lại hiệu quả cao. Về thuận lợi, khó khăn trong mô hình này, PGS-TS Phạm Văn Dư cho biết:
Còn theo ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh An Giang thì cho rằng, mô hình liên kết “chuỗi giá trị” cánh đồng mẫu của Công ty cổ phần BVTV An Giang không chỉ giải quyết đầu vào và đầu ra cho cây lúa, mà còn hướng tới chất lượng và hiệu quả, hướng dẫn người nông dân làm ăn lớn và hội nhập.
Đồng tình với quan điểm này, GS-TS Võ Tòng Xuân cho rằng: trong quá trình hội nhập, nông dân ngày nay cần phải hướng tới làm ăn lớn chứ không thể làm ăn cá thể, nhỏ lẻ và trông chờ, ỉ lại như trước kia. Giáo sư Võ Tòng Xuân cũng khẳng định chỉ có dồn điền đổi thửa thì mới giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.
Hiện ĐBSCL đang hướng mạnh đến mô hình cánh đồng mẫu, ít nhất mỗi tỉnh, thành sẽ có một mô hình. Ông Phan Nhật Ái, Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho biết:
Từ mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giải quyết được vấn đề cơ bản là nổi lo của nhà nông về việc tiêu thụ sản phẩm lúa gạo. Mô hình đã tạo điều kiện nông dân được quyền nhất định: giá bán, thời điểm bán lúa sau sản xuất…PGS -TS Dương Văn Chín, Phó viện trưởng Viện lúa ĐBSCL đánh giá cao mô hình này và tin tưởng đây sẽ là xu hướng đi lên hiện đại của nền sản xuất nông nghiệp.
Rõ ràng, để mô hình cánh đồng mẫu phát triển bền vững, hy vọng rằng hướng tới không chỉ các cơ quan nhà nước công nhận và bắt tay vào triển khai thực hiện. Đồng thời, cần phải chú ý đến việc cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo cho công ty đầu tư vào mô hình; ưu tiên đầu tư thủy lợi và tạo điều kiện phát triển mô hình “cánh đồng mẫu” toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. /.
Có thể bạn quan tâm
Ngao và nghêu là anh em họ hàng với nhau. Nó đều là loài nhuyễn thể, có hình dáng giống nhau. Ngao chủ yếu phân bố ở phía Bắc còn nghêu thì ở phía Nam.
Cao su đã vào mùa cạo mủ được khoảng 1,5 tháng thì giá mủ rớt dần khiến những chủ vườn ở Tánh Linh, Đức Linh còn ngại ngần, chưa cạo.
Được sự quan tâm và tạo điều kiện của UBND xã Hải Lệ (Thị xã Quảng Trị) và tư vấn, sự giúp đỡ của Sở NN & PTNT tỉnh, năm 2004, gia đình chị Nguyễn Thị Nhi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp quy mô 150 con lợn nái nội và 1.000 con lợn thịt hậu bị, hàng năm đưa ra thị trường gần 200 tấn lợn thịt và hơn 700 lợn giống.
Nam Tân là một trong những xã nuôi trồng thuỷ sản mạnh nhất trong huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hiện nay xã có từ 120-130 ha mặt nước tự nhiên, sản lượng thuỷ sản của xã chiếm trên 1/4 tổng sản lượng của toàn huyện (từ 27-28%), hàng năm thu được khoảng 500-550 tấn cá (sản lượngtoàn huyện Nam Sách khoảng hơn 2.000 tấn/năm).
Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh. Trong nhiều năm qua tỉnh đã thu hút được nhiều dự án, chủ yếu là các dự án trồng rừng phòng hộ ven biển chống cát bay như PACSA, JICA… đã đem lại hiệu quả rất lớn về kinh tế - xã hội và môi trường.