Mô Hình Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm
Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.
Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết qua thử nghiệm, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm nên ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía.
Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam, ở ấp 6. Năm 2011, ông Nam trồng thử nghiệm khoảng nửa công mía trên đất bờ vuông tôm, đến cuối năm thu hoạch bán được được hơn 8 triệu đồng. “Thấy gia đình thằng bạn trồng mấy bụi mía trên bờ vuông tốt quá chừng nên tôi bèn dọn cỏ, xới đất bờ vuông trồng thử. Ai dè làm chơi, ăn thiệt. Vậy mà từ trước tới giờ mình bỏ đất hoang không trồng mía, uổng ghê! Năm nay gia đình tôi trồng mía và bí rợ hết đất bờ vuông của mình”, ông Nam nói.
Năm nay, gia đình ông Nguyễn Khải Hoàng (cũng ở ấp 6) vui như hội vì có thêm 30 triệu đồng từ 2.000 m2 mía trồng trên bờ vuông tôm. Ông nói: "Mỗi năm, 2 ha đất nuôi tôm của gia đình cho thu nhập chỉ khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán tôm. Trong khi chỉ một vụ mía, gia đình tôi đã có thu nhập đến 30 triệu đồng. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất muôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, nếu trồng mía trên bờ vuông còn khỏi phải tốn tiền mướn dọn cỏ”.
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là tiềm năng lớn cho phát triển diện tích mía và hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
Tới đây, ắt hẳn mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải sẽ được bà con nông dân các địa phương khác học hỏi, áp dụng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Có thể bạn quan tâm
Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.
Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương
Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.