Siết nhập khẩu thịt gà để ổn định chăn nuôi
Ngành chăn nuôi gà đang gặp nhiều khó khăn.
Mặt bằng giá giảm mạnh
Theo thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, khu vực chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của thịt đùi gà Mỹ giá rẻ, chi phí sản xuất mỗi kg gà là 26.000 - 27.000 đồng. Tuy nhiên, giá bán gà từ đầu năm 2015 đến nay luôn ở mức 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Theo ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ, suốt mấy tháng qua, kể từ khi thịt gà nhập khẩu từ Mỹ vào thị trường Việt Nam được bán với giá dưới 20.000 đồng/kg, đã tạo nên một cú sốc cho ngành chăn nuôi cả nước.
Ông Nguyễn Minh Kha, chủ trang trại gà tại Đồng Nai chia sẻ, lượng thịt gà này tràn vào Việt Nam với giá bất hợp lý, có thể do nhiều doanh nghiệp chỉ tạm nhập để tái xuất hoặc khai báo giả để tránh đóng thuế nhập khẩu.
Theo ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi để giảm giá thành sản phẩm, đặc biệt là khâu tuyển chọn giống tốt.
Đối với các mặt hàng nhập khẩu, Cục Thú y phối hợp với Cục Chăn nuôi tăng cường kiểm tra đủ các tiêu chí về sản phẩm chăn nuôi an toàn, quản lý chất cấm, rà soát lại các loại phí và lệ phí để đảm bảo lượng hàng nhập khẩu đạt chất lượng cao phục vụ cho người tiêu dùng trong nước.
Hơn nữa, trong năm 2014, ở Mỹ xảy ra đợt dịch gia cầm lớn, 30 quốc gia nhập khẩu thịt gà Mỹ đều ngưng nhập khẩu sản phẩm này, nhưng chỉ riêng Việt Nam cho phép nhập khẩu thịt gà Mỹ. Do đó, có khả năng các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ để giảm chi phí tiêu hủy và bảo vệ môi trường đã liên kết với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam đưa lượng gà này vào tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Hiện nay, nguồn cung gà trong nước hiện khoảng 700.000 con/ngày, lượng thịt gà này không đủ cung cấp cho người tiêu dùng trong nước, nhưng lại không tiêu thụ được. Vì đa số người tiêu dùng chọn gà nhập khẩu giá rẻ.
Nghịch lý gà trong nước "ế" mà gà nhập khẩu lại chiếm lĩnh thị trường là do cách quản lý lượng thịt nhập khẩu còn lỏng lẻo, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Bình Phước cho biết thêm.
Còn theo Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, tỉnh có khoảng 3.000 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp với vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Nếu không siết chặt hoạt động nhập khẩu đùi gà, ngành chăn nuôi trong nước sẽ đối diện với nguy cơ phá sản hàng hoạt.
Cần có hàng rào kỹ thuật
Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn ngành chăn nuôi Việt Nam ổn định và phát triển bền vững, nhà quản lý cần phải thắt chặt quy định nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi hơn nữa.
Do vậy, vừa qua, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị, bên cạnh làm tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước còn cần siết chặt gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới, đồng thời tiến tới xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với một số sản phẩm gia cầm nhập khẩu.
Hơn nữa, để ngành chăn nuôi trong nước phát triển thì bản thân các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi phải liên kết chặt chẽ, để bảo vệ lẫn nhau. Bởi, nếu có vài doanh nghiệp vì lợi nhuận lớn mà bất chấp hậu quả, bắt tay với các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng tiêu thụ hàng hóa giá rẻ, kém chất lượng thì vô tình đang “giết chết” ngành chăn nuôi trong nước.
Còn theo ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ chia sẻ “Để tăng khả năng cạnh tranh của thịt gà trong nước thì phải nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, thay vì phải tìm cách ngăn cản lượng thịt nhập khẩu từ các nước khác, hướng đến giảm giá thành sản xuất thịt gà.
Có như vậy mới có dược nguồn cung thịt trong nước với giá thành thấp mà chất lượng cao để được người tiêu dùng lựa chọn. Trong giải pháp này cũng cần có sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp trong việc tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các cánh đồng lớn sản xuất nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi như đậu tương, ngô... để không phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá cao”.
Nếu quản lý nhà nước trong việc nhập khẩu lỏng lẻo thì thực phẩm kém chất lượng, giá rẻ sẽ thừa cơ hội tràn vào nước ta, khiến sản phẩm trong nước không thể cạnh tranh. Ngành chăn nuôi trong nước bị phá sản, kịch bản tăng giá của các sản phẩm thịt ngoại sẽ được phát huy, trước nguồn cung trong nước thiếu hụt.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 14-10, tại xã Sông Xoài (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Sở KH-CN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho 12 hộ với 12,5ha bưởi da xanh của HTX Bưởi da xanh Sông Xoài.
Những ngày qua, người trồng chuối ở huyện U Minh (Cà Mau) vui ra mặt khi giá mặt hàng này liên tục tăng mạnh. Đáng nói, việc trồng chuối không phải bón phân, xịt thuốc và mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau chừng hơn 1 tháng nên người dân có lợi nhuận cao.
Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.
Mới đây, huyện Đơn Dương đã chính thức được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.
Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.