Mận Sapa tím bầm đích thị hàng Tàu đội lốt
Theo ghi nhận của PV, dọc các tuyến đường như: Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân), Giải Phóng (Hoàng Mai),... loại mận tím bầm, quả to bằng nắm tay, trong ruột có màu vàng, ăn ngọt đang được bày bán tràn lan với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg.
Để thu hút khách mua, người bán thường treo biển quảng cáo “mận ngọt Sapa”.
Tuy nhiên, trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, khẳng định, loại mận khủng tím bầm, quả to bằng cả nắm tay đang được bán tràn lan ở Hà Nội không phải là mận được trồng ở Sapa (Lào Cai).
Theo ông Tuấn, Lào Cai có khá nhiều loại mận như: mận Tam Hoa, mận hậu, mận tím (loại quả nhỏ), với thời gian bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 5 đến giữa tháng 7, cuối tháng 7 là hết vụ mận các loại.
Mận tím Sapa vẫn được bày bán tràn lan tại Hà Nội mặc dù đã hết mùa cách đây gần 2 tháng
Ông Tuấn cũng cho hay, ở Lào Cai cũng có loại mận tím đen, ăn rất ngọt nhưng quả nhỏ, chỉ tương đương loại mận Tam Hoa. Có khi cân vài quả mới được một lạng. Tuy nhiên, loại này cũng đã hết mùa từ lâu.
Như vậy, mận Lào Cai đã hết mua được khoảng 2 tháng nay. Vậy loại mận tím khủng được bán tại Hà Nội có xuất xứ từ đâu?
Trao đổi với PV, ông Trần Văn Hoàng, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII (Lào Cai) cho biết, loại mận tím đen, quả to khủng và cả mận tím loại nhỏ đang được bán ở Hà Nội đều là mận của Trung Quốc được dân buôn nhập về qua cửa khẩu Lào Cai.
Ông Hoàng cho biết, hiện nay, mận này vẫn đang được nhập về qua cửa khẩu, song, số lượng nhập về không còn nhiều như thời điểm cách đây khoảng 1 tháng bởi bên Trung Quốc, mận tím khủng đã bước vào thời điểm cuối mùa.
Theo số liệu từ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn) và vùng VIII (Lào Cai), tính từ đầu mùa mận đến cuối mùa mận năm nay, mận Trung Quốc được nhập về Việt Nam với số lượng 4.206 tấn mận các loại. Trong đó, mận Trung Quốc nhập về qua cửa khẩu Lào Cai là chủ yếu với số lượng khoảng 3.668 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Giá bán thấp, áp lực nhân công thu hoạch, việc đo chữ đường của các nhà máy, nước lũ đang đổ về... là những vấn đề lo lắng của người trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vào đầu vụ thu hoạch hiện nay.
Sau khi Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP) hoàn tất việc thực hiện thí điểm các mô hình nuôi cá chẽm và được đánh giá là khá thành công trên địa bàn tỉnh Dak Lak, đến nay, người dân vẫn chưa mặn mà với việc ứng dụng nhân rộng loại cá này. Nguyên nhân được đánh giá là do chi phí nuôi cao, đầu ra không ổn định…
Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.
Chuyển đổi từ trồng lúa độc canh sang ương cá giống, cá kiểng, anh Nguyễn Văn Đực Nhỏ, sinh năm 1964 tại xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) đã vươn lên ổn định cuộc sống.