Mô Hình Trồng Mía Trên Bờ Vuông Tôm
Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.
Ông Nguyễn Văn Sự, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trí Phải, cho biết qua thử nghiệm, giống mía ROC 16 phát triển rất tốt trên đất bờ vuông tôm nên ngày càng có nhiều hộ dân trong xã tận dụng bờ vuông tôm trồng mía.
Đơn cử như hộ ông Trần Thanh Nam, ở ấp 6. Năm 2011, ông Nam trồng thử nghiệm khoảng nửa công mía trên đất bờ vuông tôm, đến cuối năm thu hoạch bán được được hơn 8 triệu đồng. “Thấy gia đình thằng bạn trồng mấy bụi mía trên bờ vuông tốt quá chừng nên tôi bèn dọn cỏ, xới đất bờ vuông trồng thử. Ai dè làm chơi, ăn thiệt. Vậy mà từ trước tới giờ mình bỏ đất hoang không trồng mía, uổng ghê! Năm nay gia đình tôi trồng mía và bí rợ hết đất bờ vuông của mình”, ông Nam nói.
Năm nay, gia đình ông Nguyễn Khải Hoàng (cũng ở ấp 6) vui như hội vì có thêm 30 triệu đồng từ 2.000 m2 mía trồng trên bờ vuông tôm. Ông nói: "Mỗi năm, 2 ha đất nuôi tôm của gia đình cho thu nhập chỉ khoảng 60 triệu đồng từ tiền bán tôm. Trong khi chỉ một vụ mía, gia đình tôi đã có thu nhập đến 30 triệu đồng. Như vậy, so với độc canh con tôm, hoặc trồng lúa trên đất muôi tôm thì cây mía mang lại thu nhập cao hơn. Ngoài ra, nếu trồng mía trên bờ vuông còn khỏi phải tốn tiền mướn dọn cỏ”.
Cà Mau là tỉnh có diện tích đất nuôi tôm lớn nhất nước. Diện tích đất bờ vuông tôm bỏ trống cũng rất nhiều. Đây thực sự là tiềm năng lớn cho phát triển diện tích mía và hoa màu cũng như cây mía, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân.
Tới đây, ắt hẳn mô hình trồng mía trên bờ vuông tôm của nông dân xã Trí Phải sẽ được bà con nông dân các địa phương khác học hỏi, áp dụng để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
Related news
Năm 2013, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình đã xây dựng đề án mô hình thâm canh cá rô phi NOGIP IV tại các vùng chuyển đổi của xã Thụy Thanh (huyện Thái Thụy), xã Phú Xuân (thành Phố Thái Bình), xã Quỳnh Trang (huyện Quỳnh Phụ) và xã Tây Tiến (huyện Tiền Hải).
Ngày 19.11, tại hội trường Quốc hội, nhiều đại biểu đã chất vấn Bộ trưởng Bộ NN&PTNT xung quanh tình trạng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Tại Quảng Nam, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên lĩnh vực này cũng khá phổ biến, khi công tác quản lý nhà nước còn nhiều lỗ hổng.
Phong trào nuôi động vật rừng được nhiều nông dân quan tâm. Nó không chỉ tạo ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế mà còn là giải pháp bảo tồn các loài động vật quý hiếm.
Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.
Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.