Hái sim rừng cho thu nhập 300.000 đồng/ngày

Từ đầu tháng 8 đến nay, hàng ngày bà con dân tộc thiểu số ở các xã phía Đông Trường Sơn, thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum có thu nhập đáng kể nhờ đi thu hái sim rừng.
Tập trung chủ yếu ở các xã Pờ Ê, xã Hiếu, Đắc Long với tổng diện tích trên 3.000 ha, cây sim ở huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum mọc hoàn toàn tự nhiên trên vùng đồi trống và dưới tán rừng.
Những năm gần đây, quả sim bán được do nhu cầu làm rượu vang sim của nhà máy đặt tại địa phương và người dân mua về chế biến thành các sản phẩm, như nước ép sim, rượu sim, mứt sim... Năm nay với giá thu mua sim phổ biến từ 9.000 - 12.000 đồng/kg, nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Nhờ thu hái sim rừng, mỗi người dân hàng ngày kiếm được từ 100.000 - 300.000 đồng.
Theo ông Trịnh Xuân Quý, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông, tính đến giữa tháng 9, người dân các xã trong huyện đã thu hái được khoảng 25 tấn sim. Huyện cũng đã có kế hoạch bảo tồn cây sim rừng xây dựng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
“Cây sim đã từ lâu trở thành thương hiệu riêng của vùng Măng Đen.
Cách đây gần 10 năm, huyện đưa vào Nghị quyết của Hội đồng để khoanh vùng, vận động bà con bảo tồn. Những vùng sim nhiều như xã Pờ Ê, xã Hiếu đã được khoanh vùng vừa trở thành hàng hóa vừa được bảo tồn trở thành sản phẩm du lịch.
Huyện cũng đang muốn xây dựng thương hiệu cây sim trở thành thứ hàng hóa đặc biệt của vùng đất này”, ông Quý cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay ở Cà Mau, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi công nghiệp đang có chiều hướng tăng. Đây là vấn đề đòi hỏi ngành chuyên môn và người nuôi tôm cần chú ý và thận trọng hơn trong việc thả tôm nuôi; nhất là trong điều kiện diện tích tôm nuôi công nghiệp đang ngày càng nhiều hơn.

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong khi thủy sản xuất khẩu phải đáp ứng các rào cản khắt khe về an toàn vệ sinh thì thủy sản tiêu thụ trong nước lại gần như không bị ràng buộc rào cản nào.

Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn