Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm mạnh trong ba quý đầu năm

Xuất khẩu cà phê giảm tới 32% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong số đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,29 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng như cà phê (32%), cao su (13,7%) và gạo (15,7%).
Trong 9 tháng qua, thị trường lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu tương đối trầm lắng, giá lúa duy trì ở mức thấp và ít biến động. Giá gạo xuất khẩu bình quân đạt gần 431 USD/tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014.
Do vậy, sau 9 tháng, xuất khẩu gạo ước đạt 4,47 triệu tấn và 1,92 tỷ USD, giảm 10% về khối lượng và giảm 15,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Tuy giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm khoảng 35% thị phần. Nhập khẩu mạnh gạo Việt Nam là Malaysia (tăng 24%) và thị trường Gana (tăng 16%).
Hết quý 3, xuất khẩu cà phê ước đạt 961.000 tấn với tổng giá trị 1,96 tỷ USD, giảm 31% về khối lượng và giảm 32% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.054 USD/tấn, giảm 0,23% so với năm 2014.
Theo các chuyên gia, các doanh nghiệp cần lưu ý trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê khi lượng tồn kho trong nước và thế giới đều tăng cao, đặc biệt là niên vụ cà phê 2015-2016 đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch.
Về cao su, xuất khẩu cao su đạt 740.000 tấn, giá trị đạt 1,06 tỷ USD, tăng 6,6% về khối lượng nhưng giảm 13,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân là giá cao su nguyên liệu và thành phẩm trên thị trường trong nước giảm do chịu tác động giảm giá của cao su thế giới.
Bình quân giá cao su xuất khẩu đã giảm khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong các mặt hàng nông sản, thị trường tiêu năm nay luôn nóng và giá hạt điều biến động tăng nhờ giá xuất khẩu và nhu cầu đang tốt.
Xuất khẩu tiêu ước đạt 110.000 tấn với giá trị 1,04 tỷ USD. Hạt điều đạt 245.000 tấn với 1,78 tỷ USD.
Giá các mặt hàng thủy sản chính như cá tra và tôm cũng không mấy khả quan nên giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,69 tỷ USD, giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở thị trường lớn nhất là Mỹ (30%).
Các mặt hàng lâm sản chính xuất khẩu ước đạt 5,03 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực xuất hiện nhiều gia trại, trang trại, cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội Nông dân (HND) các cấp phát động trong những năm qua.

Dựa trên những dự báo về tình hình khí hậu thời tiết trong năm, trong vụ mà ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh xây dựng khung thời vụ thích hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong sản xuất đối với từng loại cây trồng. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo, điều hành sản xuất một cách hợp lý.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới thế nhưng có một nghịch lý là người nông dân luôn phải đối mặt với nỗi lo thường trực về sự bấp bênh của đầu ra sản phẩm. Được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là nỗi lòng kéo dài nhiều năm qua của người nông dân.

Đã có những mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho người trồng mía, trong khi việc tận dụng bã mía để sản xuất điện sinh khối, tham gia chuỗi giá trị sau đường cũng giúp một số nhà máy không những tồn tại được mà còn sống tốt trong thời điểm hiện nay.

Để có mã số xuất khẩu sang Mỹ, vùng trồng nhãn phải được canh tác trên cơ sở tiêu chuẩn VietGAP nhưng có kiểm soát của Cục Bảo vệ thực vật VN như phải bọc trái trước khi thu hoạch tối thiểu ba tuần, không được sử dụng nhóm thuốc bảo vệ thực vật mà Mỹ cấm sử dụng.