Mô Hình Trồng Mía Bằng Cách Bón Bã Bùn Sấy Khô

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô (một loại phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất) với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm ở 3 xã thuộc vùng nguyên liệu của Casuco.
Ba xã đó là Vị Tân thuộc (thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang); xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) và xã An Thạnh 2 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan - Phó Tổng giám đốc Casuco cho biết: Việc dùng bã bùn khô bón cho mía, nhằm mục đích cải tạo đất cho vùng trồng mía lâu năm, nhất là ở các vùng đất bị nhiễm phèn nặng, giảm được lượng phân đạm và tăng năng suất mía. Thời gian qua, Công ty cũng đã có thực hiện thí điểm mô hình này ở huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) và kết quả đạt được rất tốt.
Hiện Casuco đã hỗ trợ không hoàn lại mía giống, phân vô cơ và phân bã bùn cho người dân với tổng chi phí gần 25 triệu đồng. Các điểm thí nghiệm mía đang phát triển tốt. Casuco tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của phân bã bùn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Khi các điểm thí nghiệm đạt hiệu quả, Công ty sẽ tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ để nhân rộng mô hình cho bà con cùng thực hiện.
Mục đích của việc thực hiện các điểm thí nghiệm này là nhằm thay đổi tập quán sản xuất của người trồng mía, chuyển dần từ thói quen chỉ sử dụng phân vô cơ đơn thuần, kết hợp sử dụng phân vô cơ với phân hữu cơ nhằm tiết kiệm phân bón. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía, đảm bảo duy trì được dinh dưỡng cho đất trong quá trình canh tác./.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên, việc canh tác hồ tiêu như hiện nay tại đây vẫn mang tính thiếu bền vững, tình trạng vườn cây ít ổn định, dễ bùng phát các loại sâu bệnh nguy hiểm, tuổi thọ vườn cây giảm dần, làm cho năng suất chất lượng vườn cây nhanh xuống thấp. Chính vì vậy việc triển khai các dự án, mô hình trồng tiêu bền vững là giải pháp quan trọng trong thời gian tới.

Theo đó, đối với chăn nuôi hươu, huyện hỗ trợ 10 triệu đồng/mô hình mới quy mô 10-20 con; cơ sở nuôi từ 20 con trở lên, hỗ trợ 30 triệu đồng mua giống, xây dựng chuồng trại và trồng cỏ VA06. Nhờ đó, đến nay, tổng đàn hươu toàn huyện lên đến trên 32.000 con.

Trung tuần tháng 9, chúng tôi về xã Hải Tây (Hải Hậu). Trong khi ở nhiều địa phương khác, lúa mùa mới đang bắt đầu trỗ thì hầu hết các cánh đồng của Hải Tây, lúa đã chín đỏ, chuẩn bị cho thu hoạch.

Dù sản xuất vụ đông khó khăn nhưng chúng tôi vẫn phải bám đồng, bám ruộng vì chăn nuôi con gà, con lợn, con trâu, con bò thì không bỏ cây ngô được chị ạ. Còn các loại rau quả khác giúp nông dân chúng tôi có thêm đồng ra, đồng vào phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình”.

Trung Sơn (Gio Linh, Quảng Trị) là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Xác được thế mạnh đó, Hội Nông dân xã chú trọng tuyên truyền, vận động và đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi trong các tầng lớp nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào “Làm giàu cho mình, làm giàu cho quê hương” gắn với xây dựng nông thôn mới.