Mô Hình Trồng Mía Bằng Cách Bón Bã Bùn Sấy Khô

Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô (một loại phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất) với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm ở 3 xã thuộc vùng nguyên liệu của Casuco.
Ba xã đó là Vị Tân thuộc (thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang); xã Vĩnh Hòa Hưng Nam (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) và xã An Thạnh 2 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng).
Ông Nguyễn Hoàng Ngoan - Phó Tổng giám đốc Casuco cho biết: Việc dùng bã bùn khô bón cho mía, nhằm mục đích cải tạo đất cho vùng trồng mía lâu năm, nhất là ở các vùng đất bị nhiễm phèn nặng, giảm được lượng phân đạm và tăng năng suất mía. Thời gian qua, Công ty cũng đã có thực hiện thí điểm mô hình này ở huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) và kết quả đạt được rất tốt.
Hiện Casuco đã hỗ trợ không hoàn lại mía giống, phân vô cơ và phân bã bùn cho người dân với tổng chi phí gần 25 triệu đồng. Các điểm thí nghiệm mía đang phát triển tốt. Casuco tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của phân bã bùn trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của cây mía. Khi các điểm thí nghiệm đạt hiệu quả, Công ty sẽ tổ chức tham quan, hội thảo đầu bờ để nhân rộng mô hình cho bà con cùng thực hiện.
Mục đích của việc thực hiện các điểm thí nghiệm này là nhằm thay đổi tập quán sản xuất của người trồng mía, chuyển dần từ thói quen chỉ sử dụng phân vô cơ đơn thuần, kết hợp sử dụng phân vô cơ với phân hữu cơ nhằm tiết kiệm phân bón. Từ đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cho cây mía, đảm bảo duy trì được dinh dưỡng cho đất trong quá trình canh tác./.
Related news
-7063107.jpg)
Trận lũ lụt nghiêm trọng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giá gạo trên thế giới nhất là chính phủ Thái gần đây tăng giá tối thiểu thu mua gạo để giúp nông dân. Tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phân nửa sản lượng gạo trên cả nước

Hiện nay, do người dân không có tiền đầu tư, nên sản lượng bị thiếu hụt nghiêm trọng, đẩy giá cá tra tăng mạnh, từ chỗ giá cá tra loại một từ 800 – 900 g/con ở mức 22.000 đồng/kg (tháng 4), những ngày đầu tháng 5 đã tăng thêm 2.000 đồng, lên 24.000 đồng/kg.

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”

Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.