Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.
Từ năm 2009, nông dân 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm giống măng tây xanh trên 6 ha đất giồng cát. Cây măng tây rất phù hợp với vùng đất trồng rau màu, đất tơi xốp và không ngập nước (như vùng đất giồng vành đai xanh thành phố). Sau 5 tháng là cây măng đã cho thu hoạch và cho thu hoạch quanh năm (một năm chỉ ngưng khoảng 1 - 2 tháng để dưỡng cây). Theo tính toán, 1 ha măng tây thu từ 400 - 450 triệu đồng/năm, còn 1 ha rau màu chỉ khoảng 150 triệu đồng/năm. Từ khi phong trào trồng măng tây nở rộ, nhiều nông dân ở xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông chuyển từ trồng rau màu sang trồng măng tây, và cuộc sống của họ dần khá lên. Nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã đến đây tham quan và học tập kinh nghiệm trồng loại cây này.
Tổ HTSXMT xã Hiệp Thành có 12 thành viên với diện tích trồng 3,4 ha măng tây. Cây măng tây đã đem đến nhiều lợi nhuận cho thành viên Tổ HTSXMT trong những năm qua. Mới đây, cơ quan chức năng đã trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho tổ hợp tác này. Đây là bước đầu để đưa măng tây vào bán trong hệ thống siêu thị. Hướng tới, ngành chức năng sẽ kết hợp với tổ hợp tác măng tây hướng dẫn bà con trồng măng tây theo quy trình VietGap.
Anh Lê Thanh Tú, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật TP. Bạc Liêu, cho biết: “Việc thành lập Tổ HTSXMT và cấp giấy chứng nhận rau an toàn là bước đầu tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện Tổ HTSXMT xã Hiệp Thành đã ký kết hợp đồng với Công ty Hưng Lợi để thu mua măng tây với giá loại I là 50.000 đồng/kg, loại II là 30.000 đồng/kg. Sau khi quen dần phương pháp sản xuất rau an toàn, trạm sẽ hướng dẫn các thành viên trong Tổ HTSXMT trồng măng theo quy trình VietGap để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm”.
Măng tây xanh là một đối tượng cây trồng mới, năng suất tăng dần theo từng năm, có thị trường tiêu thụ khá lớn trong và ngoài nước. Măng tây cho giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Bước đầu, cây măng tây xanh thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất giồng cát của TP. Bạc Liêu. Nếu các công ty thu mua với giá hợp lý hơn so với giá bán trên thị trường, người trồng măng sẽ có lợi nhuận cao hơn. Hy vọng trong tương lai không xa, vành đai xanh TP. Bạc Liêu sẽ ngày càng nổi tiếng với vùng chuyên canh cây măng tây xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.

Việc tiếp cận vốn từ ngân hàng thương mại khó khăn, nguồn giống cà phê cấp để tái canh còn những bất cập, trong khi các bên liên quan chưa đi đến sự thống nhất… là những rào cản đã, đang làm chậm tiến độ, hiệu quả chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh.