Mô Hình Trồng Măng Tây An Toàn
Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bạc Liêu tổ chức trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho Tổ hợp tác sản xuất măng tây (HTSXMT) xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu). Khi có giấy chứng nhận rau an toàn, măng tây sẽ được đưa vào hệ thống siêu thị tiêu thụ.
Từ năm 2009, nông dân 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm giống măng tây xanh trên 6 ha đất giồng cát. Cây măng tây rất phù hợp với vùng đất trồng rau màu, đất tơi xốp và không ngập nước (như vùng đất giồng vành đai xanh thành phố). Sau 5 tháng là cây măng đã cho thu hoạch và cho thu hoạch quanh năm (một năm chỉ ngưng khoảng 1 - 2 tháng để dưỡng cây). Theo tính toán, 1 ha măng tây thu từ 400 - 450 triệu đồng/năm, còn 1 ha rau màu chỉ khoảng 150 triệu đồng/năm. Từ khi phong trào trồng măng tây nở rộ, nhiều nông dân ở xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông chuyển từ trồng rau màu sang trồng măng tây, và cuộc sống của họ dần khá lên. Nhiều nông dân trong và ngoài tỉnh đã đến đây tham quan và học tập kinh nghiệm trồng loại cây này.
Tổ HTSXMT xã Hiệp Thành có 12 thành viên với diện tích trồng 3,4 ha măng tây. Cây măng tây đã đem đến nhiều lợi nhuận cho thành viên Tổ HTSXMT trong những năm qua. Mới đây, cơ quan chức năng đã trao giấy chứng nhận công nhận măng tây là rau an toàn cho tổ hợp tác này. Đây là bước đầu để đưa măng tây vào bán trong hệ thống siêu thị. Hướng tới, ngành chức năng sẽ kết hợp với tổ hợp tác măng tây hướng dẫn bà con trồng măng tây theo quy trình VietGap.
Anh Lê Thanh Tú, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật TP. Bạc Liêu, cho biết: “Việc thành lập Tổ HTSXMT và cấp giấy chứng nhận rau an toàn là bước đầu tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện Tổ HTSXMT xã Hiệp Thành đã ký kết hợp đồng với Công ty Hưng Lợi để thu mua măng tây với giá loại I là 50.000 đồng/kg, loại II là 30.000 đồng/kg. Sau khi quen dần phương pháp sản xuất rau an toàn, trạm sẽ hướng dẫn các thành viên trong Tổ HTSXMT trồng măng theo quy trình VietGap để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm”.
Măng tây xanh là một đối tượng cây trồng mới, năng suất tăng dần theo từng năm, có thị trường tiêu thụ khá lớn trong và ngoài nước. Măng tây cho giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Bước đầu, cây măng tây xanh thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trên vùng đất giồng cát của TP. Bạc Liêu. Nếu các công ty thu mua với giá hợp lý hơn so với giá bán trên thị trường, người trồng măng sẽ có lợi nhuận cao hơn. Hy vọng trong tương lai không xa, vành đai xanh TP. Bạc Liêu sẽ ngày càng nổi tiếng với vùng chuyên canh cây măng tây xuất khẩu.
Related news
Những năm gần đây, ngoài phát triển thế mạnh cây lúa, huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những ngành kinh tế trọng yếu được huyện ưu tiên chọn làm ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.
Bài toán trồng cây gì, nuôi con gì vẫn đang là điều trăn trở bấy lâu nay của bà con nông dân ta. Từ thực tế thành công của các hộ chăn nuôi cho thấy, việc lựa chọn bò lai sind để đầu tư đã mang lại hiệu quả hơn so với các con nuôi khác.
Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.
Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…
Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.