Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.
Chính vì thế, để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân đã triển khai mô hình trồng Dừa xiêm lùn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế vườn cho bà con trong vùng. Với tổng diện tích 2ha (05 hộ tham gia) tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi và Lê Minh Xuân. Trong đó, khuyến nông thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống (315 cây) và 30% vật tư (phân bón, thuốc BVTV,...).
Sau 9 tháng trồng (từ 6/2012 – 4/2013) tại các hộ cho thấy: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật do CBKT Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân hướng dẫn, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiệu khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, các đối tượng sâu bệnh không đáng kể, tỷ lệ sống đạt trên 90%.
Dự kiến sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 3 - 4 năm cây dừa có thể cho khoảng 120 trái/cây/năm với giá bán theo thời giá hiện nay trung bình tại vườn là 4.000 đ/trái, tổng doanh thu 302,4 triệu đồng/2 ha, sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc) nhà vườn đã có lợi nhuận. Từ năm thứ 6 trở đi cây cho trái ổn định, vì lúc này nhà vườn còn kinh doanh trái giống. Đây là mô hình cần nhân rộng trong tương lai, có thể hướng đến phát triển kết hợp du lịch sinh thái.
Ông Trần Văn Mười Thử, ấp 1 xã Lê Minh Xuân cho biết: Từ khi nhận giống tham gia mô hình áp dụng đúng theo khuyến cáo của CB Khuyến nông, cho thấy cây sinh trưởng tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Đây là mô hình phù hợp, tuy những năm đầu chưa thu được lợi nhuận nhưng đảm bảo trong tương lai gần sẽ tạo ra nguồn lợi đáng kể góp phần nâng cao đời sống người dân và đặc biệt là tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường không khí trong lành.
Có thể bạn quan tâm

“Không có vốn, nông dân nỗ lực đến mấy cũng đành bó tay. Vùng tôm này ra đời đã hàng chục năm, song mới thực sự khởi sắc dăm ba năm trở lại đây, khi Phòng Giao dịch Hòa Sơn thuộc Chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT Hòa Vang (Đà Nẵng) giải ngân cho vay số tiền lớn”, ông Mai Phước Binh, Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp nuôi tôm nước lợ thôn Trường Định, xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang), tổ trưởng tổ vay vốn cho biết.

Lực lượng Kiểm ngư cùng các lực lượng chức năng khác luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho ngư dân hoạt động trên các ngư trường thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Là công nhân cơ khí tại Nhà máy Z195, với đồng lương ít ỏi, không đủ trang trải cuộc sống, anh Trịnh Hồng Hiền ở xã Hợp Châu (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) đã nuôi ý định làm giàu trên chính mảnh đất ông cha để lại.

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đến ngày 9/5, trên địa bàn tỉnh có 49,3 ha tôm nuôi bị chết, do bệnh môi trường và đốm trắng; làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống, thả nuôi từ 40-50 ngày tuổi.

Trong vài năm trở lại đây, ngành chăn nuôi của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp không ít khó khăn như dịch bệnh, giá rớt, đầu ra chưa ổn định. Hậu quả là người chăn nuôi lỗ nặng, không đủ vốn để tái đàn khi giá sản phẩm lên cao...