Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Lùn Hiệu Quả Kinh Tế

Dừa xiêm lùn là loại cây trồng thích nghi với nhiều vùng đất, có sức sinh trưởng và phát triển mạnh, chống chịu với sâu bệnh tốt, ngoài ra còn tạo cảnh quang, bảo vệ môi trường, che chắn gió bão,... Ngoài ra, dừa hiện nay được xem là loại cây ăn quả có nhiều tiềm năng và triển vọng, đem lại hiệu quả kinh tế cao và lợi ích xã hội.
Chính vì thế, để đẩy mạnh hiệu quả kinh tế trong chương trình xây dựng nông thôn mới, Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân đã triển khai mô hình trồng Dừa xiêm lùn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế vườn cho bà con trong vùng. Với tổng diện tích 2ha (05 hộ tham gia) tại các xã Tân Nhựt, Bình Lợi và Lê Minh Xuân. Trong đó, khuyến nông thành phố hỗ trợ 100% chi phí mua giống (315 cây) và 30% vật tư (phân bón, thuốc BVTV,...).
Sau 9 tháng trồng (từ 6/2012 – 4/2013) tại các hộ cho thấy: Áp dụng theo quy trình kỹ thuật do CBKT Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân hướng dẫn, cây sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiệu khí hậu và thổ nhưỡng địa phương, các đối tượng sâu bệnh không đáng kể, tỷ lệ sống đạt trên 90%.
Dự kiến sau thời gian xây dựng cơ bản khoảng 3 - 4 năm cây dừa có thể cho khoảng 120 trái/cây/năm với giá bán theo thời giá hiện nay trung bình tại vườn là 4.000 đ/trái, tổng doanh thu 302,4 triệu đồng/2 ha, sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc BVTV, công chăm sóc) nhà vườn đã có lợi nhuận. Từ năm thứ 6 trở đi cây cho trái ổn định, vì lúc này nhà vườn còn kinh doanh trái giống. Đây là mô hình cần nhân rộng trong tương lai, có thể hướng đến phát triển kết hợp du lịch sinh thái.
Ông Trần Văn Mười Thử, ấp 1 xã Lê Minh Xuân cho biết: Từ khi nhận giống tham gia mô hình áp dụng đúng theo khuyến cáo của CB Khuyến nông, cho thấy cây sinh trưởng tốt, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Đây là mô hình phù hợp, tuy những năm đầu chưa thu được lợi nhuận nhưng đảm bảo trong tương lai gần sẽ tạo ra nguồn lợi đáng kể góp phần nâng cao đời sống người dân và đặc biệt là tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường không khí trong lành.
Related news

Thời gian qua, Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đặc biệt, các địa phương đã chú trọng khai thác các thế mạnh để phát triển (trong đó có lĩnh vực thủy sản).

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.