Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Bưởi Diễn Về Trồng Ở Quý Quân

Người Đưa Bưởi Diễn Về Trồng Ở Quý Quân
Ngày đăng: 27/12/2013

Mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đặng Văn Túc ở thôn 8, xã Quý Quân (Yên Sơn-Tuyên Quang) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân nơi đây. Ông cũng là người đầu tiên đưa bưởi Diễn về trồng ở đất này.

Quê gốc ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), năm 2008, sau một lần về thăm quê, ông Túc được giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi Diễn. Nhận thấy đây là hướng phát triển kinh tế mới, ông quyết định đưa giống bưởi Diễn lên trồng ở Quý Quân. Đây là lựa chọn táo bạo khi chuyển từ trồng ngô, khoai, sắn sang trồng bưởi Diễn bởi trên địa bàn xã chưa có gia đình nào làm như vậy.

Những năm đầu, ông Túc khá vất vả trong việc cải tạo đất cho phù hợp với bưởi và việc chăm sóc theo từng giai đoạn phát triển của cây. Nhờ cần mẫn, chịu khó học hỏi và thường xuyên tham gia các lớp tập huấn của huyện tổ chức, năm 2011, những quả bưởi đầu tiên đã cho thu hoạch, tạo tiền đề để ông mở rộng diện tích. Hơn 7 năm trồng bưởi Diễn, hiện ông đã có vườn bưởi rộng gần 8.000m2 với 800 gốc, hằng năm cho thu hoạch một vụ vào dịp Tết Nguyên đán.

Bưởi Diễn có nhiều ưu điểm hơn các loại bưởi khác như màu quả vàng tươi, sau khi thu hái có thể để 15 - 20 ngày mà quả vẫn tươi, múi mọng nước nên bán được giá. Trung bình mỗi vụ, ông Túc thu hoạch trên 1 vạn quả bưởi, bình quân mỗi cây cho trên 100 quả, thương lái tới tận nhà thu hái với giá 12.000 - 15.000 đồng/quả, thu nhập trên 110 triệu đồng.

Ông Túc tâm sự: “Ưu điểm của bưởi Diễn là dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần chăm sóc chu đáo là cho năng suất khá. Sau 3 năm trồng là cây cho thu hoạch, giá cả lại ổn định nên mang lại hiệu quả kinh tế cao”.

Đánh giá về mô hình trồng bưởi Diễn của gia đình ông Túc, ông Mai Xuân Bắc, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Quý Quân kiêm Trưởng thôn 8 chia sẻ: “Khi về định cư ở đây, gia đình ông Túc rất khó khăn, nhưng gần đây đã ổn định hơn nhờ trồng bưởi Diễn. Do biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên năm nào vườn bưởi cũng cho năng suất cao. Thấy hiệu quả kinh tế cao nên bà con trong thôn đã tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm trồng bưởi Diễn”.

Nói về dự định của mình, ông Túc cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục trồng thêm 200 gốc, nâng số cây trong vườn lên 1.000 gốc. Từ thành công ban đầu, nhiều người dân trong vùng đã tìm đến nhà ông học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Muối Thảm Đồng Muối Thảm

Liên tiếp 3 năm qua người làm muối tỉnh Khánh Hoà bị mất mùa, mất giá thê thảm khiến cuộc sống của họ rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bước vào vụ sản xuất muối năm nay, tình hình cũng không mấy khả quan do thời tiết liên tục có mưa.

02/03/2012
Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Tăng Chất Lượng Đàn Bò Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Tăng Chất Lượng Đàn Bò

Tiền Giang đã ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ để cải thiện chất lượng đàn bò theo hướng tăng nhanh đàn bò hướng thịt và bò cái lai sinh có nhiều ưu thế.

03/03/2012
Sung Túc Nhờ Đa Canh Sung Túc Nhờ Đa Canh

Tôm càng xanh là loài thủy sản không xa lạ với người dân Cà Mau. Từ khi chuyển dịch sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nhiều nơi tôm chết kéo dài nên nông dân ngày càng ý thức hơn trong việc tìm các đối tượng nuôi thích hợp với sự biến đổi của môi trường. Và con tôm càng xanh là một đối tượng nuôi triển vọng trên vùng đất tôm - lúa của vùng nước lợ và ngọt hóa.

12/01/2012
Nuôi Gà Trống Thiến Nuôi Gà Trống Thiến

Nhiều người dân xã Kiến Bình, huyện Tân Thạnh (Long An) nuôi gà trống thiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

09/03/2012
Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn Phân Bón - Thừa Nguồn Cung, Khó Lựa Chọn

Đầu năm đón tin vui NM đạm Cà Mau đi vào hoạt động hòa nhịp cùng các NMSX phân bón trong nước, đánh dấu từ đây nước ta sẽ hoàn toàn chủ động nguồn cung cấp phân đạm cho nông dân.

10/03/2012