Nông Dân Loay Hoay Trên Đống Nợ Vì Ngô Lai
Diện tích ngô (bắp) chết được phát hiện ở nhiều xã trong huyện An Phú (An Giang) đã lên đến hàng trăm ha... Trong khi đó, nông dân vẫn đơn độc loay hoay trên đống nợ...
Trước đó, NTNN đã có bài phản ánh về tình trạng bắp lai bị chết hàng loạt ở xã Khánh An cũng ở huyện An Phú.
Nhà nhà mắc nợ
Những ngày đầu tháng 12.2013, chúng tôi về lại vùng đất này và ghi nhận một thực trạng đáng buồn và đau lòng là nhiều người đã bỏ đất trống vì không biết lấy đâu ra vốn sản xuất. Theo phản ánh của bà con, hầu hết bắp chết hoặc cho năng suất rất thấp đều là giống bắp DK 9901, DK 6818, DK 8868 do Công ty Dekalb (có văn phòng đại diện tại TP.HCM) cung cấp. Sau khi sự việc xảy ra, hơn 50 nông ở ấp Phú Thành, xã Phú Hữu đã gửi đơn "kêu cứu" đi nhiều nơi nhưng nhiều tháng trôi qua, họ vẫn trông chờ trong vô vọng…
Nông dân Bùi Văn Sường (ấp Phú Thành) than thở: "Tui trồng vụ rồi 14 công (1 công = 1.000m2) chỉ được thu được có 3,5 tấn, xem như lỗ gần 40 triệu đồng. Đã thế còn thiếu nợ ở đại lý bán giống bắp và phân, thuốc cũng ngần ấy tiền. Vừa qua, chủ đại lý đòi căng quá, tui phải đi vay nhiều người và gom được ít tiền của mấy đứa con nhưng cũng trả chỉ được một ít. Nông dân ở đây bây giờ có câu cửa miệng: "Chết như bắp" vì đi đâu trong xã này cũng gặp bắp chết”. Một lão nông nghẹn giọng: “Rồi đây nông dân tụi tui cũng chết! Tình trạng kéo dài hơn nửa năm qua mà không ai chia sẻ với tụi tui thì làm sao mà sống nổi…".
Bỏ nhà trốn nợ vì ngô
Bà Lương Thị Nghĩa, ấp Phú Thành cho biết, sau khi bị thiệt hại 24 công bắp, gia đình bà đã bỏ trống đất suốt hơn 3 tháng qua vì không biết làm gì và muốn làm cũng không có vốn. Hoàn cảnh bi đát hơn là gia đình ông Dương Tấn Lực (cùng ngụ ấp Phú Thành) đã bỏ nhà đi mấy tháng nay vì thiếu nợ đại lý hơn 30 triệu đồng tiền mua bắp giống, phân, thuốc… Bà Nghĩa nói: "Đại lý đòi căng quá nên ông Lực đã bỏ trốn lên thành phố làm thuê kiếm sống qua ngày chứ không dám về…".
Gần đó là gia đình anh Huỳnh Văn Vàng cũng "vườn không nhà trống". Anh Huỳnh Văn Tò, ở cạnh bên nhà anh Vàng xót xa: "Vợ chồng thằng Vàng trồng 17 công bắp, thiếu nợ 40 triệu, đã bỏ nhà đi Bình Dương làm hơn tháng nay rồi. Đứa con nhỏ thì vợ chồng nó dẫn theo, còn đứa lớn mới học lớp 2 gửi lại cho hàng xóm nuôi giùm. Nhưng do quá khổ, thiếu thốn đủ thứ, con nhỏ con nó cũng đã bỏ học rồi. Thiệt là tội nghiệp…".
Theo phản ảnh của bà con, vừa rồi Phòng Nông nghiệp huyện An Phú có thông báo là đang trong quá trình "hậu kiểm" ở Vũng Tàu nhưng chưa có kết quả. Trao đổi với chúng tôi, ông Cao Xuân Điệu - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Hữu bức xúc: "Công ty Dekalb nên cần có hỗ trợ chia sẻ với nông dân ngay bây giờ, vì nông dân thiệt hại nặng quá. Nông dân ở đây mua bắp giống của công ty hơn chục năm nay; nghĩa là công ty đã kinh doanh ở đây nhiều năm, đã có lợi nhuận thì trích một phần lợi nhuận để hỗ trợ nông dân. Giúp đỡ khách hàng của mình trong lúc khốn khó này mới là hợp đạo lý của người kinh doanh…".
Cuối tháng 6.2013, diện tích bắp lai bị chết đồng loạt được phát hiện ở xã Khánh An với trên 122ha của 264 hộ nông dân. Đến đầu tháng 11.2013, tổng diện tích bắp chết hoặc thất thu ở huyện An Phú được xác định là trên 362ha của 692 hộ nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Phú Yên là một trong 3 tỉnh được chọn triển khai thí điểm khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi. Ngành Nông nghiệp đang khởi động các chương trình để thực hiện mô hình này thành công, nhất là đầu tư đồng bộ từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ, đến xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá…
Ông Huỳnh Thanh Hồng (ngụ xã Khánh An) có thửa đất rộng khoảng 5.000m2, phía trước trồng kiểng, phía sau đào ao nuôi cá, trong đó có hơn 100 con cá hô đất. Chỉ tay xuống ao đầy bông súng, anh Hồng cho biết, ban đầu chỉ thả vài ba con cá sặc, cá rô phi và cá chép.
Ông Hòa kể trước đây từng nhiều năm trồng mía nhưng chẳng khi nào thành công, có thời điểm ông vùi vào nợ nần do thua lỗ. Trong một lần tình cờ, ông Hòa bất ngờ khi biết giá của mỗi ký thịt ba ba cao gấp 5 lần so với thịt heo. Sau lần đó ông trằn trọc và quyết định thử nuôi ba ba thịt. Khi đó là năm 2000.
Vùng duyên hải miền Trung có nhiều lợi thế để phát triển thủy sản. Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ xác định vùng này sẽ trở thành trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với các ngư trường trọng điểm. Điều này đặt ra yêu cầu cần có những định hướng và giải pháp xúc tiến thu hút đầu tư đúng đắn để tận dụng các lợi thế vốn có của từng địa phương trên cơ sở cân bằng lợi ích tổng thể của vùng nhằm nâng cao giá trị ngành thủy sản.
Sau chuyến biển hơn 1 tháng 15 ngày, các thuyền đã kịp cập bờ, mang theo hàng trăm con cá ngừ đại dương, mỗi con có trọng lượng hơn nửa tạ để ăn Tết muộn. Cảng cá Đại Lãnh (Vạn Ninh, Khánh Hòa), Phường 6, Đông Tác (TP Tuy Hòa, Phú Yên)… ngư dân vui sướng khi hầu hết các thuyền được mùa, được giá. Hiện tại, cá ngừ được thu mua 130.000-145.000 đồng/kg, so với cách đây 2 tháng tăng 15.000 đồng/kg.