Mô Hình Sản Xuất Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Tại Thanh Tân (Thái Bình)
Vụ xuân 2014, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Môi trường nông nghiệp, Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKNKN) Thái Bình xây dựng mô hình sản xuất lúa giảm thiểu phát thải khí nhà kính tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương (Thái Bình). Mô hình được thực hiện trên giống lúa TBR45 với quy mô 10 ha.
Các hộ nông dân tham gia mô hình đã được các chuyên gia tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ thay vì việc canh tác lúa lúc nào cũng có nước như hiện nay.
Theo IRRI, cây lúa không phải lúc nào cũng cần ngập nước và chỉ cần bơm nước vào ruộng tối đa 5cm. Tuần đầu tiên sau sạ giữ mực nước bão hòa đủ ẩm. Sau đó mực nước trong ruộng giữ cao khoảng 1 - 3cm theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến khi bón phân lần 2.
Giai đoạn từ 25 - 60 ngày cần giữ nước vừa đủ. Cần đặt ống theo dõi mức nước trong ruộng. Khi nước xuống thấp 15cm thì bơm nước vào ruộng ngập tối đa 5cm. Ðây là giai đoạn lúa dễ bị bệnh khô vằn, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán, hạn chế lây lan bệnh. Giai đoạn lúa 60 - 65 ngày bơm nước 1 - 3 cm trước khi bón phân thúc đón đòng hạn chế ánh sáng làm phân hủy và bốc hơi phân bón. Từ sau đó giữ nước đều trong ruộng đến khi thu hoạch.
Với phương pháp tưới nước “tưới ướt - khô xen kẽ” giúp rễ ăn sâu hạn chế đổ ngã, hạn chế sự bốc hơi phân bón giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
Mô hình đã được các chuyên gia lấy mẫu đất, mẫu khí, mẫu nước để nghiên cứu, đồng thời đặt ống để theo dõi mực nước trong ruộng. Qua đó bà con nông dân nắm bắt được khi nào cần tưới nước, tưới ngập bao nhiêu là đủ cho lúa phát triển, nên bón phân độ ẩm như thế nào để giảm tối đa lượng khí NH3. Phương pháp này giúp sử dụng nước tiết kiệm tối đa, hạn chế các loại nấm bệnh, rễ lúa đâm sâu hấp thu được nhiều dinh dưỡng, chống đổ tốt tạo năng suất lúa cao và phát triển bền vững.
Ðầu tháng 4 vừa qua, đoàn chuyên gia của Phòng Nông nghiệp Ðại sứ quán Mỹ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Viện Môi trường đã đi kiểm tra đánh giá kết quả bước đầu của mô hình. Thông qua kiểm tra thực tế đồng ruộng, đoàn kiểm tra đánh giá mô hình bước đầu đạt hiệu quả tốt. Thông qua việc giữ nước vừa phải giúp lúa đẻ nhánh nhanh, hấp thu phân tốt, bộ rễ phát triển, hạn chế sâu bệnh hơn hẳn so với phương pháp tưới nước truyền thống.
Mô hình sẽ được cán bộ Trạm khuyến nông Kiến Xương tiếp tục chỉ đạo theo dõi sát sao để đạt hiệu quả cao nhất, qua đó là cơ sở để nhân rộng ra nhiều địa phương trong tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.
Những ngày công tác ở vùng trung du huyện Hoài Ân (Bình Định), chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện đẹp về những tỷ phú đi lên từ hai bàn tay trắng. Một trong số đó là ông Mai Văn Rõ (52 tuổi), Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây.
Theo ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, hiện ngành Thú y đang phối hợp với địa phương để thực hiện các biện pháp khống chế, bao vây và dập dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
Ngày 4-12, giá heo hơi tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ tăng thêm 2.000 đồng, lên 49.000 đồng/kg so với cách nay khoảng một tuần. Trong khi gà tam hoàng cũng vọt lên 50.000 đồng/kg và đang có hiện tượng khan hiếm.
Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!